Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản 7 Tháng 2022 Pdf Download Free

Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản 7 Tháng 2022 Pdf Download Free

Thứ sáu, 05/08/2022 08:28 (GMT+7)

Thứ sáu, 05/08/2022 08:28 (GMT+7)

NGÀNH HỒ TIÊU ĐANG TRỞ LẠI VỚI "CÂU LẠC BỘ TỶ USD"

Tính chung 7 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đóng góp vào kết quả chung, nông sản đạt 18,21 tỷ USD, tăng 23,4%; lâm sản đạt 9,41 tỷ USD, tăng 21,1%; thủy sản đạt 5,29 tỷ USD, tăng 7,3%; chăn nuôi đạt 288 triệu USD, tăng 4,8%. Riêng đầu vào sản xuất đạt 1,07 tỷ USD, giảm 4,2%.

Trong 7 tháng qua, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao so với cùng kỳ, gồm: gỗ và sản phẩm gỗ 8,78 tỷ USD, tăng 21,9%; cà phê 3,54 tỷ USD, tăng 30,9% với lượng 964 nghìn tấn; gạo 3,27 tỷ USD, tăng 25,1% với lượng 5,18 triệu tấn; hạt điều 2,37 tỷ USD, tăng 22,1% với lượng 424 nghìn tấn; rau quả 3,83 tỷ USD, tăng 24,3%; tôm 2 tỷ USD, tăng 7,5%; cá tra 1,02 tỷ USD, tăng 7,1%.

Đáng chú ý, với ngành hồ tiêu, sau nhiều năm rời khỏi nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên cũng đang dần quay trở lại. Cụ thể, trong 7 tháng năm 2024, xuất khẩu hạt tiêu các loại đạt khoảng 162 nghìn tấn, đem về 746 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng hạt tiêu xuất khẩu giảm 7%, tuy nhiên nhờ giá xuất khẩu tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 30%. Giá tiêu xuất khẩu đạt bình quân 4.604 USD/tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), trong niên vụ 2023 -2024, giá hạt tiêu giao dịch trên thị trường nội địa lúc cao nhất là 180 nghìn đồng/kg. Thậm chí có nơi giá từng lên mức 200.000 - 210.000 đồng/kg, vượt qua cả mốc cao kỷ lục của năm 2016, nhưng chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn (khoảng 1 ngày) do lúc ấy có những doanh nghiệp cần mua gấp hạt tiêu cho đơn hàng xuất khẩu. Hiện tại, giá hạt tiêu đang trong tình trạng “rung lắc” lúc lên, lúc xuống.

Ngày 31/7/2024, giá hạt tiêu nội địa tại các vườn trồng được thương lái thu mua ở mức 148.000-150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn trong xu thế sẽ tiếp tục tăng lên.

“Nguyên nhân khiến giá hạt tiêu tăng cao là bởi nguồn cung hạt tiêu ở Việt Nam hiện đã cạn do sản lượng vụ 2023 - 2024 giảm khá nhiều so với niên vụ trước. Với đà tăng trưởng cao, cộng với giá xuất khẩu đang tiếp tục ở mức cao do cung thấp hơn cầu, nhiều khả năng xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam trong cả năm nay sẽ đạt trên 1 tỷ USD”, ông Bính nhận định.

Trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, cà phê cũng đang ghi dấu ấn tăng trưởng ngoạn mục. Theo đó, trong tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu 62 nghìn tấn cà phê, đem về 340 triệu USD. Lũy kế 7 tháng năm 2024, cả nước đã xuất khẩu 964 nghìn tấn cà phê, kim ngạch 3,54 tỷ USD, giảm 13,8% về lượng, nhưng tăng vọt 30,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 7, giá cà phê ở Tây Nguyên liên tục đứng ở mức cao kỷ lục, trên 120.000 đồng/kg, có thời điểm chạm mức 130.000 đồng/kg. So với cùng thời điểm này năm ngoái, giá cà phê hiện tại đang cao hơn gấp 2 lần.

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, trong 8 tháng đầu niên vụ 2023/2024 (từ tháng 10/2023 đến hết tháng 7/2024), Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,32 triệu tấn cà phê, giảm hơn 11% so với cùng kỳ niên vụ 2022/2023. Lượng xuất khẩu này tương đương 86% sản lượng niên vụ 2023/2024.

Như vậy, theo tính toán của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 148.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 2 tháng còn lại của niên vụ 2023/2024 (từ tháng 8 đến  đến hết tháng 9), cho đến khi niên vụ mới bắt đầu thu hoạch vào tháng 10 năm nay. Nguồn hàng cà phê cho xuất khẩu đang trông chờ vào niên vụ thu hoạch mới và dự báo xuất khẩu cà phê cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 5,5 - 6 tỷ USD...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 32-2024 phát hành ngày 05/08/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2022 ước đạt 5,18 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 3%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%; giá trị xuất khẩu muối ước đạt 2,7 triệu USD, tăng 78,8%.

Ước tổng  giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 11,72 tỷ USD, tăng 14,5%; châu Mỹ đạt 8,29 tỷ USD, tăng 9,5%; Châu Âu đạt 3,38 tỷ, tăng 25,5%; châu Đại Dương đạt 477 triệu USD, tăng 28,8%; châu Phi đạt 426 triệu USD, giảm 7,8%. Thị phần của các khu vực Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương và Châu Phi trong tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 lần lượt là: 42%; 29,7%; 12,1%; 1,7% và 1,5%.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 27,3%, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2021; Trung Quốc chiếm 17,8% (+5,9%) và Nhật bản chiếm 7,1% (+18,5%).

2. Xuất khẩu một số mặt hàng chính:

- Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 6 năm 2022 ước đạt  145 nghìn tấn với giá trị đạt 335 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1,03 triệu tấn và 2,32 tỷ USD, tăng 21,7% về khối lượng và tăng 49,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 6 năm 2022 ước đạt  180 nghìn tấn với giá trị đạt 297 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2022 đạt 779 nghìn tấn và 1,35 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng và tăng 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Chè: Xuất khẩu chè tháng 6 năm 2022 ước đạt  13 nghìn tấn với giá trị đạt 24 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2022 đạt 54 nghìn tấn và 94 triệu USD, giảm 6,4% về khối lượng và giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 năm 2022 ước đạt 750 nghìn tấn với giá trị đạt 370 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3,52 triệu tấn và 1,72 tỷ USD, tăng 16,2% về khối lượng và tăng 4,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6 năm 2022 ước đạt 250 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1,68 tỷ USD, giảm 17,2 so với cùng kỳ năm 2021.

- Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 6 năm 2022 ước đạt 50 nghìn tấn với giá trị 307 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2022 đạt 253 nghìn tấn và 1,52 tỷ USD, giảm 7,8% về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Hạt tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 6 năm 2022 ước đạt 25 nghìn tấn, với giá trị đạt 106 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 125 nghìn tấn và 566 triệu USD, giảm 19,1% về khối lượng nhưng tăng 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 6 năm 2022 ước đạt 350 nghìn tấn với giá trị đạt 152 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1,8 triệu tấn và 783 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và tăng 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 6 năm 2022 ước đạt 34,8 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 176 triệu USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 56,4 triệu USD, giảm 1,5%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 45,5 triệu USD, giảm 13,5%.

- Thủy sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6 năm 2022 ước đạt 1,1 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5,81 tỷ USD, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2021. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật bản là 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 6 năm 2022 đạt 1,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2022 đạt 8,49 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến thương mại - VIOIT