Oh Hyun Chul 16 tuổi là đứa con ngoan, bởi mỗi sáng cậu tỉnh dậy lúc 6 giờ và có mặt ở trường lúc 7h20'. Phải đến 1h30' sáng hôm sau, Oh mới trở về nhà, sau vài lớp học thêm.
Oh Hyun Chul 16 tuổi là đứa con ngoan, bởi mỗi sáng cậu tỉnh dậy lúc 6 giờ và có mặt ở trường lúc 7h20'. Phải đến 1h30' sáng hôm sau, Oh mới trở về nhà, sau vài lớp học thêm.
Chị Park (32 tuổi), nhân viên văn phòng ở thủ đô Seoul, kể lại chị xem tin tức về việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố tình trạng thiết quân luật lúc 22h30 hôm 3-12. Ngay sau khi xem bản tin, chị lập tức với lấy chiếc áo khoác dày nhất và cùng bạn bắt taxi đến tòa nhà Quốc hội để tận mắt chứng kiến vụ việc.
“Tôi cảm thấy lo lắng khi không làm gì cả. Vì vậy, tôi đã đến đó. Tôi đi cùng một người bạn từng tham gia thắp nến biểu tình trước đây. Thú thật, tôi thấy rất vui vì đã đến đó”, chị Park kể với báo Korea Times.
“Tôi đã thấy rất sợ khi ngồi ở nhà, nhưng khi đến đó (tòa nhà Quốc hội) tôi lại không thấy sợ gì cả. Tôi sẽ mãi ghi nhớ ngày hôm ấy”, chị Park nói thêm.
Sau khi Tổng thống Yoon ban bố tình trạng thiết quân luật, khoảng 4.000 người đổ xô đến tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc, gây ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở khu vực này.
Đối đầu trực tiếp với quân đội và cảnh sát, đám đông người dân hôm đó hét lớn: “Hãy mở cổng đi. Hãy để các nhà lập pháp vào bên trong”.
Đám đông tụ tập trước tòa nhà Quốc hội vào đêm 3-12 chỉ là “màn dạo đầu” cho hàng loạt đám đông biểu tình nổi lên trong những ngày 4, 5 và 6-12 sau đó.
Từ tối 4-12, hàng ngàn người dân đã tập trung tại trung tâm các tỉnh thành lớn trên khắp Hàn Quốc để đốt nến, bày tỏ sự thất vọng với Tổng thống Yoon và yêu cầu ông phải từ chức.
Theo ghi nhận của truyền thông Hàn Quốc, người dân ở các thành phố khắp nước này như thủ đô Seoul, các thành phố Gwangju, Suncheon và Yeosu ở tỉnh Jeolla, Busan, Ulsan, Changwon và Daegu, cùng với tỉnh Gangwon và đảo Jeju đã đồng loạt đổ xô xuống đường tổ chức mít tinh, đốt nến, yêu cầu Tổng thống Yoon từ chức.
Đây là lần đầu tiên, Hàn Quốc chứng kiến người dân trên khắp cả nước đồng loạt xuống đường đốt nến biểu tình như thế này kể từ năm 2016, khi cựu tổng thống Park Geun Hye bị luận tội.
Bất chấp nhiệt độ những ngày qua tại Hàn Quốc đã xuống dưới 0 độ, hàng ngàn người dân vẫn tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình. Đặc biệt, có những đám đông tổ chức biểu tình trong bầu không khí trang nghiêm, trong khi một số khác lại tổ chức hát hò, chụp ảnh vui vẻ dưới ánh nến, ánh đèn điện thoại hay ánh đèn từ các lightstick.
Trên các nền tảng mạng xã hội ở nước này cũng tràn lan các bài đăng khuyến khích người dân tham gia biểu tình tại khu vực nơi mình sinh sống.
Đi kèm với các bài đăng này là thông báo về danh sách những vật dụng thiết yếu cần mang theo khi đi biểu tình như sô cô la, khăn tay, túi sưởi để giữ ấm hay đeo khẩu trang và đội mũ để giấu mặt.
Ngoài ra, các bài đăng cũng đưa ra một số lời khuyên khác để đảm bảo tình hình an ninh trật tự khi tham gia biểu tình.
“Bạn sẽ phải gào hét liên tục trong suốt thời gian biểu tình. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn mang theo nước (nước không lạnh nhé) để bạn không bị tắt tiếng”, một bài đăng viết.
“Có rất nhiều cô gái trẻ muốn tham gia biểu tình nhưng lại sợ ở một mình. Đừng lo lắng vì bầu không khí ở đây rất dễ chịu”, một bài đăng “quảng cáo” về cuộc biểu tình ở quảng trường Gwanghwamun và trước tòa nhà Quốc hội trên Internet.
Không chỉ đốt nến, nhiều đám đông biểu tình chọn mở đèn pin điện thoại hoặc dùng lightstick vẫy theo từng nhịp hò reo, từng bài hát - Ảnh: YONHAP
Hình thức biểu tình tại Hàn Quốc vô cùng đa dạng. Phần lớn người dân sẽ cầm biểu ngữ, hò reo và tuần hành trên đường phố trong các buổi biểu tình. Theo luật pháp hiện hành ở Hàn Quốc, những người tổ chức biểu tình và tuần hành ngoài trời phải nộp thông báo cho đồn cảnh sát khu vực trước sự kiện 48 giờ, trong đó họ phải liệt kê các vật dụng sẽ sử dụng như băng rôn, biểu ngữ và cả các vòng hoa tang.
Trong những cuộc biểu tình vào tối 4 và 5-12 vừa qua nhằm yêu cầu Tổng thống Yoon từ chức, người dân đã thắp nến và ca hát. Thậm chí một “ca sĩ giấu tên” đã chế lại lời một bài hát Giáng sinh, khiến bầu không khí tại buổi biểu tình vô cùng hào hứng.
Trong khi đó những người dân khác, đặc biệt là người hâm mộ K-pop đã chọn cách gửi một số lượng lớn hoa tang đến trụ sở công ty nhằm “tổ chức tang lễ cho sự công bằng”.
Một hình thức biểu tình khác được ghi nhận ở Trường đại học nữ Dongduk (Seoul), khi các sinh viên đồng loạt cởi áo đồng phục, phủ kín cổng trường bằng áo đồng phục để phản đối việc nhà trường dự định chuyển đổi đối tượng đào tạo từ nữ thành cả nam và nữ.
Mua sắm thông qua ứng dụng của chúng tôi để được:
Mua sắm thông qua ứng dụng của chúng tôi để được: