Tổng Quan Ngành Lúa Gạo Việt Nam

Tổng Quan Ngành Lúa Gạo Việt Nam

3 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự thi với 6 loại gạo, gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí dự thi gạo ST 24, ST25; Tập đoàn Lộc Trời dự thi gạo Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9; Tập đoàn Thái Bình Seed dự thi gạo TBR39, TBR39_1 đã thắng giải cao nhất ở cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Câu chuyện này một lần nữa khơi gợi việc cần thiết xây dựng thương hiệu gạo quốc gia từ những “bàn đạp” hữu ích này.

3 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự thi với 6 loại gạo, gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí dự thi gạo ST 24, ST25; Tập đoàn Lộc Trời dự thi gạo Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9; Tập đoàn Thái Bình Seed dự thi gạo TBR39, TBR39_1 đã thắng giải cao nhất ở cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Câu chuyện này một lần nữa khơi gợi việc cần thiết xây dựng thương hiệu gạo quốc gia từ những “bàn đạp” hữu ích này.

Thành lập Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Cập nhật ngày: 11/12/2023 19:45:43

ĐTO - Chiều ngày 11/12, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Đại hội thành lập Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (gọi tắt Hiệp hội) nhiệm kỳ 2023-2028. Tham dự đại hội có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan. Phía tỉnh Đồng Tháp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện tham dự.

Ra mắt Ban chấp hành Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028

Theo đó, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập theo Quyết định số 959/QĐ-BNV  ngày 28/11/2023. Hiệp hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực mà Hiệp hội đăng ký hoạt động theo quy định pháp luật. Tổ chức này có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tự bảo đảm kinh phí, trụ sở cũng như phương tiện hoạt động theo các quy định hiện hành.

Hiệp hội là nơi tập hợp các chuyên gia, nhà khoa học từ các viện, trường, tổ chức xã hội, hợp tác xã, hướng đến nghiên cứu lai tạo giống, cải tiến quy trình canh tác, ứng dụng nông nghiệp thông minh, chuyển sang ngành hàng lúa gạo chất lượng cao, giảm phát thải, gắn với kinh tế tuàn hoàn; đồng thời, thực hiện tăng trưởng xanh, khuyến nghị chính sách cho người trồng lúa, hợp tác và doanh nghiệp tham gia chuỗi ngành hàng...

Theo đó, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 33 thành viên. Trong đó, ông Bùi Bá Bổng - Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam  nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội cũng bầu ra 6 Phó Chủ tịch gồm ông Lê Quốc Doanh - Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Lê Thanh Tùng - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt; ông Trần Minh Hải - Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn; bà Trần thị Liên - Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinaseed; ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc trời; ông Ngô Văn Đông - Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền.

Cánh đồng tôm lúa tại Bạc Liêu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động theo điều lệ được bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ ngành có liên quan lĩnh vực hiệp hội hoạt động.

Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tự bảo đảm kinh phí, trụ sở.

Trước đó, trưởng ban vận động thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam và vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề nghị về việc thành lập hiệp hội này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan từng cho biết việc thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam là không gian của các doanh nghiệp, các nhà khoa học, cơ quan quản lý, hợp tác xã, người dân để cùng định hình một chiến lược lâu dài cho ngành.

Cùng với việc thành lập hiệp hội nói trên, ngày 27-11, Chính phủ phê duyệt đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Điều này sẽ giúp ngành lúa gạo tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa...

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy đến 15-11, cả nước xuất khẩu 7,37 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 4,1 tỉ USD.

Ngành nông nghiệp ước tính năm 2023 Việt Nam xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, với kim ngạch khoảng 4,5 tỉ USD, con số cao nhất từ trước đến nay và là năm thắng lợi của Việt Nam về xuất khẩu gạo.

Nhiều năm qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam thường do lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước làm Chủ tịch, khiến các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu lúa gạo nhận thấy khó phù hợp. Các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu gạo của nước ta ngày càng lớn mạnh, đang chiếm lĩnh các thị trường khó tính như EU, Mỹ… nên cần có mô hình Hiệp hội mới của ngành hàng lúa gạo…

Hiện nay, phần lớn tỷ trọng trong xuất khẩu gạo của Việt Nam đã thuộc về các doanh nghiệp tư nhân.

Bộ Nội vụ vừa có Quyết định số 959/QĐ-BNV do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng ký ngày 28/11/2023 về việc cho phép thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Theo Quyết định này, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XUẤT KHẨU GẠO CẦN HIỆP HỘI MỚI

Ông Phạm Thái Bình – Giám đốc Công ty TNHH Trung An (TP Cần Thơ) cho hay, nếu đúng vai trò của mình thì Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải tập hợp được các hội viên làm vùng nguyên liệu lớn, nhưng nhiều năm qua Hiệp hội này đã không tập hợp được để chủ động trong xuất khẩu gạo.

“Rất nhiều lần Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị Chính phủ cho chủ trương mua tạm trữ xuất khẩu gạo, trong khi nông dân chưa thu hoạch. Tầm nhìn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ phục vụ mục đích, nhóm nào đó thôi”, ông Bình nhận định, đồng thời cho biết mỗi khi Chính phủ đồng ý cho thu tạm trữ lúa gạo, thì những doanh nghiệp nhà nước thành viên VFA được hưởng lãi suất ưu đãi cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân có hợp tác với nông dân.

“Về vấn đề xúc tiến thương mại, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức nhiều nhưng không hiệu quả bởi cách làm cũ là thành lập đoàn, kêu gọi doanh nghiệp đóng tiền. Hiệu quả không cao nên nhiều doanh nghiệp hiện tự… đi lẻ bởi đi như vậy họ có mục đích, có đối tượng hẳn hoi”. Ông Phạm Thái Bình – Giám đốc Công ty TNHH Trung An (TP Cần Thơ).

Ông Trần Chí Viễn, Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang nhận xét, lâu nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam chưa đặt mình vào vị trí của người nông dân. Nông dân Việt Nam cần ít nhất một bộ giống lúa xác nhận cấp quốc gia để từ đó tạo dựng thương hiệu cho gạo Việt. Nhưng rất tiếc chưa bao giờ Hiệp hội Lương thực Việt Nam quan tâm tới vấn đề này.

“Nông dân chưa từng hưởng lợi từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, bởi rất nhiều năm, rất nhiều lần sau khi chạy được quota xuất khẩu xong, các doanh nghiệp được Hiệp hội Lương thực Việt Nam chọn để xuất khẩu gạo mới bắt đầu tìm thương lái, thông báo số lượng. Thương lái ém thông tin để ép giá nông dân”, ông Viễn nêu thực tế.

TS. Trần Hữu Hiệp, nguyên ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, cho rằng theo điều lệ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam là một tổ chức xã hội, nghề nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, nông sản và các sản phẩm chế biến từ lương thực. Vì vậy, tôn chỉ, mục đích đầu tiên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải là “bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên”. Trong khi lúa gạo là lĩnh vực liên quan hơn 10 triệu hộ nông dân.

Hiện nhận thức về an ninh lương thực đang thay đổi căn bản từ cách tiếp cận “đủ gạo ăn” là chủ yếu sang tiếp cận đa ngành, đảm bảo sinh kế bền vững cho nông dân. Điều kiện tự nhiên, tổ chức sản xuất thay đổi cùng công nghệ mới đang dẫn đến những thay đổi chuỗi giá trị lúa gạo. Điều đó yêu cầu tăng cường liên kết chặt chẽ hơn đòi hỏi các hiệp hội như VFA phải được đổi mới về vai trò, chức năng, phương thức hoạt động.

“Tôi cho rằng cần tổ chức lại Hiệp hội Lương thực Việt Nam để đảm bảo hiệp hội có các thành phần doanh nghiệp (bao gồm khối dân doanh rộng hơn), đại diện thực chất của hợp tác xã và nông dân. Qua đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần tăng cường các hoạt động thực chất hơn. Các hiệp hội ngành hàng nói chung và Hiệp hội Lương thực Việt Nam nói riêng không nên bị “hành chính hóa”, TS. Trần Hữu Hiệp nêu quan điểm.

Chủ một doanh nghiệp tư nhân lớn về xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long chia sẻ, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam khi thì thuộc về lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc, khi thì do lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam đảm nhiệm. Họ thường chỉ thực thi vai trò bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp nhà nước, không làm tròn vai trò bảo vệ hội viên là đông đảo các doanh nghiệp tư nhân.

Trước kia, xuất khẩu gạo chủ yếu vào các thị trường tập trung Chính phủ, điển hình là xuất khẩu sang Philippine. Các thị trường này thường do Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam chi phối. Nhưng ngày nay, các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu gạo ngày càng lớn mạnh, xuất khẩu gạo sang các thị trường lớn như châu Âu, Trung Đông… với giá cao.

“Hiện nay, phần lớn tỷ trọng trong xuất khẩu gạo của Việt Nam đã thuộc về các doanh nghiệp tư nhân. Do dó, cộng đồng các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu gạo của nước ta cần có Hiệp hội mới để đáp ứng nhu cầu và vì lợi ích chung của các doanh nghiệp. Do đó, sự ra đời của Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam là cần thiết, đáp ứng mong muốn của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu lúa gạo”, doanh nhân này khẳng định.

Nguồn: https://vneconomy.vn/nganh-lua-gao-co-noi-nuong-tua-moi.htm

Hoạt động theo phương châm “Chất lượng tiên phong”, Bao Bì Giấy Hoàng Vương luôn hướng đến giải pháp bao bì bền vững thân thiện môi trường. Chúng tôi tự hào là đơn vị sản xuất bao bì của Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng:

Với hơn 13 năm hoạt động trong lĩnh vực bao bì giấy và tạo dựng được uy tín thương hiệu trên thị trường, bao bì giấy Hoàng Vương tự hào là doanh nghiệp bao bì tư nhân của Việt Nam được đồng hành với nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước. Bao bì giấy Hoàng Vương luôn đồng hành cùng quý công ty trong hành trình tìm kiếm sáng tạo, tìm kiếm sự khác biệt đổi mới. Sự thành công của bạn là thành quả và cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục sáng tạo hơn nữa, chuyên nghiệp hơn nữa.