Tôi 26 Tuổi Tiếng Nhật

Tôi 26 Tuổi Tiếng Nhật

Một cô gái trẻ giấu tên đã xin lời tư vấn từ chuyên gia tài chính nổi tiếng Paco de Leon khi cô lo lắng rằng mình có thể mất việc bất cứ lúc nào và không có đủ tiền tiết kiệm để sống trong khi chờ tìm việc mới.

Một cô gái trẻ giấu tên đã xin lời tư vấn từ chuyên gia tài chính nổi tiếng Paco de Leon khi cô lo lắng rằng mình có thể mất việc bất cứ lúc nào và không có đủ tiền tiết kiệm để sống trong khi chờ tìm việc mới.

Tiết kiệm tiền và tiết kiệm tiền

Hiện tại, Vân Anh đang sử dụng 5 chiếc thẻ ngân hàng. Trong đó, một cái dùng thường xuyên, một cái gắn với quỹ đầu tư cố định, một cái dùng để trả nợ, những cái còn lại đều là có được trước đây.

"Tôi có một người bạn biết cách chia nhiều tài khoản. Mỗi tài khoản có chức năng khác nhau. Đây là một gợi ý. Bạn có thể giữ sổ sách tài khoản đúng cách. Hãy lập kế hoạch cho mỗi khoản thanh toán hợp lý", Vân Anh cho rằng đây là những gì mà cô cần học để tiết kiệm.

Theo gợi ý của một người bạn, Vân Anh mở tài khoản trên app ngân hàng và tiết kiệm 2 triệu đồng/tháng. Tuy không nhiều nhưng đây cũng là một cách để tích lũy vốn rất tốt. Nhờ nó, Vân Anh đã tiết kiệm được 1 khoản kha khá.

Trong đợt thị trường chứng khoán sụp đổ năm ngoái, Vân Anh cũng không ngoại lệ. Vì thế, cô bạn khuyên tất cả mọi người nên thận trọng với điều này.

"Tuy nhiên, nếu hỏi sự thua lỗ này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của tôi không thì câu trả lời là không. Nếu lãi thì tôi được lời còn nếu thua thì tôi sẽ có thêm đồng lực để tiếp tục làm việc chăm chỉ", Vân Anh lạc quan.

Ngoài việc kiếm và tiết kiệm tiền còn một điều rất quan trọng khác là thái độ của bạn đối với tiền bạc. Những người quen biết Vân Anh trong cuộc sống đều biết cô bạn rất yêu tiền nhưng không phải tuýp người keo kiệt. Ngược lại còn là người rất rộng lượng.

"Có 1 điều quan trọng nữa là, số tiền nên tiêu thì phải tiêu. Ví dụ, mỗi lần về nhà, tôi sẽ mua đồ cho bọn trẻ ở nhà, dẫn chúng đi ăn 1 bữa thịnh soạn, mua đồ cho bố mẹ và thỉnh thoảng chiêu đãi bản thân.

Tôi thích tiền nhưng tôi không quan tâm đến nó, tôi làm việc chăm chỉ để kiếm tiền để duy trì sự độc lập về tài chính của mình. Tôi nghĩ đây là thái độ và thói quen của tôi đối với tiền bạc, tôi đối xử đàng hoàng với người khác và sẵn sàng chia sẻ. Mặc dù không có khả năng kinh doanh kiếm nhiều tiền, cũng không có may mắn trúng số khi ra ngoài bắt vé số nên tôi cần phải làm việc chăm chỉ, và nỗ lực tiết kiệm tiền", Vân Anh nói thêm về quan điểm của cô với tiền bạc.

Tiền không phải là tất cả, và nó không thể mua được nhiều thứ, nhưng có tiền có thể giúp bạn thực hiện ước mơ nhanh hơn và khiến cuộc sống trở nên bình lặng, an toàn. Bởi thế, hãy tiết kiệm tiền bạc dù thu nhập của bạn đang ở mức nào.

Bạn đã 26? Bạn đang ở lưng chừng của cô đơn, nơi chơi vơi của thành công và thất bại. Bạn muốn thêm kiến thức, thêm kinh nghiệm sống, thêm nhiều kỹ năng mềm hơn để vững bước trong con đường xây dựng sự nghiệp? Nhưng làm cách nào? Và bạn đang nghĩ đến con đường du học? 26 tuổi có nên đi du học? Bạn không biết đó là giải pháp hay là cách trốn chạy khỏi hiện thực khốc liệt của hiện tại? Vậy thì hãy đọc bài viết về du học tuổi 26 này của chúng tôi để nhận ra chẳng có gì là muộn khi chọn đúng cách đến với thành công nhé.

Nếu bạn có điều kiện, hãy đi du học. Không chỉ đơn thuần là thêm kiến thức cho bản thân, du học còn là cách để chúng ta tăng khả năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng mềm trong giao tiếp, hiểu biết về văn hoá, lối sống đa quốc gia từ bạn bè quốc tế,….

Ở môi trường năng động quốc tế, chúng ta hoàn toàn có thể kích phát những tiềm lực, cắt bỏ những nhược điểm về tính cách, giao tiếp để từ đó trở nên tự tin, quyết đoán, can đảm và tự lập hơn.

Có nhiều độ tuổi để đi du học, và mỗi độ tuổi sẽ có những lợi và hại khác nhau. Đương nhiên, du học là con đường đòi hỏi người tham gia.

6 – 11 tuổi, đây là độ tuổi thích nghi nhanh chóng. Du học trong tầm tuổi này, các em có thể tiếp xúc, làm quen và nhanh chóng hoà nhập vào xã hội mới, nền giáo dục mới. Tuy nhiên, yêu cầu đề ra là nên có cha mẹ đi cùng để chăm sóc và gần gũi.

12 – 15. Độ tuổi hiếu động, thích khám phá và dễ thích nghi hòa nhập trong môi trường mới. Tuy nhiên khả năng tự lập của độ tuổi này tương đối thấp nên du học trong độ tuổi này chính là một chương trình rèn luyện tính tự lập mà phụ huynh set up cho con em mình.

16 – 18. Hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia vô cùng chú trọng đến hướng nghiệp cho học sinh trong độ tuổi này. Nếu con em bạn đi du học tầm này, chắc hẳn sẽ có nhiều cơ hội được định hướng nghề nghiệp chính xác. Đồng thời các quốc gia cũng đưa ra những chính sách mềm dành cho học sinh trong độ tuổi này như khôgn cần visa, không cần chứng chỉ ngoại ngữ, không khắt khe về học lực,…

“Học – Học nữa – Học mãi” chân ngôn quốc dân này chắc rằng ai cũng biết. Tuổi 26, có người an ổn với một căn nhà, một chức vị và một chiếc xe như người miền tây sắm ghe với xuồng. Cũng có người sấp mặt ngày đêm với chồng con và hệ liệt nhà chồng,… Cũng có người dám bỏ lại mọi thành công, bỏ lại mọi khổ đau ở sau lưng, xách vali lên đi du lịch.

26 tuổi, cũng chưa hẳn là tuổi nên yên bề gia thất, hãy giành giật thành công đúng với sức của mình. Và một trong những cách thông minh,  nhanh chẳng trượt phát nào chính là đi du học.

Du học tuổi 26, khi bạn đã chín chắn trong suy nghĩ, tự chủ về lý trí và tình cảm. Nghĩa là bạn hoàn toàn dư sức sống tự lập một mình ở một vùng trời lạ để về nhà sau vài năm mà chẳng phải sụt sùi mỗi đêm như tụi nhóc 13 tuổi. Bạn cũng không khù khờ, mơ mộng và dễ tin người như hồi  17. 26 tuổi, bạn có định hướng, mục tiêu và bạn biết cách hoàn thành và kiên trì theo đuổi. Du học chính là con đường bạn chọn để hoàn thành mục tiêu của mình mà thôi.

Đừng nghe Mỹ Tâm hát về chuyên muộn màng, hãy ngẩng cao đầu và ưỡn ngực đi thẳng về phía bầu trời mới. Ở đó bạn có được cơ hội học những thứ chưa bao giờ được học, được tiếp xúc với những người xa lạ từ nhiều nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

Du học chính là cách mà người 26 tuổi tôi luyện chính mình, để sau những năm tháng đơn độc, vùi đầu trong kiến thức, công việc, xã giao,… bạn sẽ lột xác trở thành một thanh gươm sắc bén chém ngọt mọi  chông gai trên con đường dẫn đến thành công của mình.

Cũng đừng cứ nhủ thầm rằng 26 nên lập gia đình, nên yên ổn sáng 9 chiều năm với đồng lương chỉ đủ đổ xăng chốn thị thành. Hãy nhìn về những tấm gương như ông chủ KFC, người dám khởi nghiệp khi tuổi đã qua bên kia con dốc.

Muộn đến thế, người ta còn dám, thế sao bạn lại không nhỉ?

Có thể bạn chưa tin, nhưng trên thế giới có không ít chương trình đào tạo chuyên sâu, đào tạo thạc sĩ với điều kiện tuyển sinh là có từ 2 – 5 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí điều hành.

Đương nhiên đây chính là cơ hội dành riêng cho người tuổi 26 sau những năm tháng rèn giũa trong xã hội rồi đúng không. Một phần chìa khóa cánh cổng vào MBA hoặc Executive MBA đã thuộc về bạn rồi đấy, anh chàng/ cô nàng 26 tuổi ạ.

Thậm chí, nhiều chương trình học bổng quốc tế cũng đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc, có định hướng học tập,… Tất nhiên, cơ hội “cuỗm” được học bổng của người 26 tuổi cao hơn rất rất rất nhiều so với những sinh viên mười chín đôi mươi rồi.

Có thể thấy điểm mạnh của người 26 tuổi trên con đường du học hiện nay chính là kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống. Việc đã làm việc, trải nghiệm môi trường công sở thực tế sẽ giúp bạn nhanh chóng liên hệ kiến thức học với thực tế nhanh chóng và khách quan hơn những cử nhân vừa tốt nghiệp.

Đồng thời, kinh nghiệm làm và sống của bạn cũng chính là vũ khí để bạn nhìn nhận vấn đề theo góc độ chuẩn xác và thực tế hơn so với sinh viên, từ đó đưa ra những giải pháp chính xác, lý trí hơn nhiều.

Một điểm cộng khách của “thanh niên” cứng 26 tuổi chính là khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm và sự tự tin trong giao tiếp. Đây là những nền tảng tốt trong việc tự học, tự nghiên cứu, diễn đạt, phản biện vấn đề. Đương nhiên, khả năng liên kết xã hội của bạn trong môi trường quốc tế cũng tốt hơn nhiều so với những đàn em non trẻ khác.

Và nếu đã đạt thành nhận thức mới, đúng đắn và chính xác hơn trong việc nên hay không nên đi du học vào tuổi 26. Chúng ta nên tiến lên một bước nữa. Đó là cân nhắc về những nơi bạn nên đi du học.

Các quốc gia như Singapore, Malaysia, Hàn, Nhật,… sẽ là điểm đến tuyệt vời cho những người đã có gia đình và không muốn đi quá xa. Các quốc gia này đều có những chương trình học ngắn hạn, bạn sẽ không phải đi xa và lâu như những nơi khác, đồng thời cũng có thể giảm tải áp lực tài chính cho bản thân và gia đình.

Bên cạnh đó, có thể tùy theo điều kiện, mục tiêu, nhu cầu được đào tạo chuyên sâu để chọn du học ở các nước châu Âu, Mỹ. Và đương nhiên, hãy chuẩn bị tâm lý để đến những quốc gia xa nhà tận nửa vòng trái đất nhé bạn thân mến.

Bài viết vừa giúp bạn giải đáp băn khoăn: “26 tuổi có nên đi du học?” Những lợi thế khi du học tuổi 26 và những nơi nên đi du học. Hi vọng bạn sẽ đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho hành trình chinh phục tương lai tươi sáng. Chúc bạn thành công.