- Công ty Codupha là một trong ba doanh nghiệp được Cục Quản lý dược (CQLD) VN cho phép nhập khẩu một số thuốc đang có giá bán quá cao tại VN để bình ổn thị trường. CQLD đề nghị chúng tôi phải đáp ứng được các điều kiện:
- Công ty Codupha là một trong ba doanh nghiệp được Cục Quản lý dược (CQLD) VN cho phép nhập khẩu một số thuốc đang có giá bán quá cao tại VN để bình ổn thị trường. CQLD đề nghị chúng tôi phải đáp ứng được các điều kiện:
Một vài tiêu chí phân biệt hàng nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc cụ thể như sau:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc
- Hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa thì được gọi là hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc
- Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật để xác định hàng hóa có xuất xứ rõ ràng không.
Dựa vào những quy định trên có thể thấy rằng hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng chưa chắc đã là hàng nhập lậu bởi hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc có thể là những mặt hàng được sản xuất trong nước.
Hàng nhập lậu là những mặt hàng nhập khẩu vào thị trường trong nước trái pháp luật.
Đối với quy định về hàng hóa không rõ nguồn gốc thì tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về khái niệm hàng hóa không rõ nguồn gốc cụ thể như sau:
Theo đó, hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hàng nhập lậu cụ thể như sau:
(1) Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
(2) Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Lưu ý: Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Theo đó, khi thực hiện hành vi nhập hàng lậu có thể bị xử phạt lên tới 100.000.000 đồng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
BT- Với chiêu thức bán xe giá rẻ do cơ quan hải quan, công an... thanh lý và xe nhập lậu, một số đối tượng đang rao bán xe gắn máy các loại trên mạng xã hội với giá chỉ bằng một nửa so với thị trường. Theo cơ quan chức năng, hình thức mua bán này có nhiều dấu hiệu lừa đảo.
Thời gian gần đây, trên một số trang mạng liên tục xuất hiện các quảng cáo bán xe thanh lý của cơ quan hải quan, công an, xe nhập từ Thái Lan, Campuchia về. Truy cập vào những trang mạng đăng tải nội dung quảng cáo, rao bán “xe thanh lý giá rẻ” hoặc “xe nhập lậu”, “xe máy giá rẻ toàn quốc” các dòng xe Airblade, Exciter… cho đến Liberty, SH, LX, được rao bán công khai. Tại những trang này đang rao bán hàng loạt xe gắn máy với giá rẻ bằng nửa ngoài thị trường. Giá các dòng xe rẻ đến bất ngờ, như: Exciter 150 giá 19 triệu đồng, Exciter 135 giá 23 triệu đồng, Liberty 150i.e giá 23 triệu đồng, Air Blade Thái Lan giá 22 triệu đồng... Đặc biệt, tài khoản facebook này còn rao bán cả xe SH 300i nhập khẩu giá 79 triệu đồng và SH 150i giá 42 triệu đồng, trong khi ngoài thị trường, giá các loại xe này rất cao, có dòng gần 200 triệu đồng. Trang này ghi rõ: “Xe nhập số lượng lớn cần thanh lý”. Đồng thời, chủ trang cá nhân này cho biết sẽ lo đầy đủ giấy tờ cho người mua xe và giao hàng trên toàn quốc.
Khi phóng viên liên lạc theo số điện thoại 0977465xx mà người bán xe để lại trên facebook thì gặp một người đàn ông tự xưng tên Hải. Người này hướng dẫn cách mua bán: “Nếu muốn mua xe thì có 2 phương án, đến xem xe giao tiền tại cửa khẩu Mộc Bài giáp ranh Campuchia. Nếu muốn giao hàng tận nơi thì chị đặt cọc trước 10%. Mọi giấy tờ, sang tên chúng em lo trọn gói. Khi giao xe sẽ thanh toán phần tiền còn lại”. Có điều đáng ngờ là, Hải khẳng định là giấy tờ hợp lệ nhưng việc sang tên chỉ trong vòng 6 đến 12 giờ là hoàn tất, khi giao xe đã chuyển tên chính chủ. Khi phóng viên xin số tài khoản để chuyển khoản đặt cọc, thì mới lộ mánh khóe lừa quen thuộc: “Xe nhập lậu phải buôn bán kín chị ơi! Bên em dùng tích hợp thanh toán bằng thẻ cào để an toàn cho cả hai bên chứ không dùng chuyển khoản. Chị chỉ cần mua thẻ cào đủ số tiền đặt cọc rồi chụp hình gửi qua. Sau khi nhận xong sẽ có người gọi cho chị xác nhận rồi chuyển hàng cho chị luôn. Trong vòng 24 tiếng có hàng ngay. Uy tín chị nhé!”.
Trên một trang facebook khác có nickname Thế Giới Xe, chủ tài khoản có đăng dòng trạng thái: “Thông báo tiến hành thanh lý kho xe hải quan, kho chứa hàng vi phạm các quy định thuế, xuất nhập khẩu, kinh tế, sung công quỹ theo quy định. Các sản phẩm thanh lý thuộc diện vi phạm về quy định xuất nhập khẩu hải quan và thuế bị tịch thu theo quy định 36/2003/TT-BTC, nay tiến hành thanh lý công khai theo Quyết định 45/2015-Q110”. Dòng trạng thái này thu hút rất nhiều người like, chia sẻ, gây chú ý cộng đồng mạng. Phần lớn cư dân mạng hoài nghi về mức độ xác thực của thông tin này, nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều người tò mò nên để lại số điện thoại cá nhân, chờ chủ nhân facebook liên hệ tư vấn. Hầu như ở tất cả các trang khi rao bán xe máy giá rẻ đều cam kết giấy tờ hợp lệ và bao sang tên.
Những giao dịch mua bán xe qua mạng đã được ngành chức năng cảnh báo nhiều lần vì thiếu độ tin cậy, nhưng nhiều người ham rẻ vẫn muốn được đi xe “xịn” mà giá chỉ bằng một nửa ngoài thị trường. Theo chủ một cửa hàng phân phối xe máy lớn ở TP. Phan Thiết, thông thường, không có chuyện giá xe quá chênh lệch so với thị trường. Đồng thời, những xe được đăng ký là xe có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu cũng như xuất xứ, nguồn gốc của phương tiện. Xe máy bán với giá rẻ như vậy có khả năng là xe do phạm tội mà có. Hoặc nhiều phương tiện bị đục lại số khung, số máy theo hồ sơ thật để hợp thức hóa các xe có nguồn gốc thiếu minh bạch. Còn không xe rẻ chỉ là xe nhập lậu.
Theo Công an TP. Phan Thiết, nếu đã là xe thanh lý của Nhà nước thì hình thức bán phải đấu giá theo cả lô hàng chứ không bán lẻ. Người dân cần cẩn trọng khi mua xe máy trên mạng, đặc biệt là những xe giá rẻ bất thường. Trước khi mua xe cần phải kiểm tra nguồn gốc rõ ràng. Bên mua phải yêu cầu bên bán cam kết. Đặc biệt mọi giao dịch phải trực tiếp và có người chứng kiến. Với những yêu cầu như không được gặp trực tiếp xem xe mà phải chuyển khoản tiền trước, nạp card điện thoại, khách hàng rất dễ bị lừa, mất tiền oan mà xe “xịn” cũng không thấy. Xét về góc độ pháp luật thì hành vi mua bán xe máy không giấy tờ, xe gian từ nguồn trộm cắp đều là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp bị lực lượng công an phát hiện, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt, tịch thu phương tiện và thậm chí trong trường hợp vi phạm nặng có thể sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.