Ô Nhiễm Không Khí Tiếng Anh

Ô Nhiễm Không Khí Tiếng Anh

Không khí bị ô nhiễm là một trong những thách thức lớn mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt và tìm hướng giải quyết. Dưới đây là 3 quốc gia phát triển đang nỗ lực khắc phục các hậu quả do ô nhiễm không khí gây ra cùng nhiều ứng dụng nhiều giải pháp xử lý khí thải hiệu quả nhất.

Không khí bị ô nhiễm là một trong những thách thức lớn mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt và tìm hướng giải quyết. Dưới đây là 3 quốc gia phát triển đang nỗ lực khắc phục các hậu quả do ô nhiễm không khí gây ra cùng nhiều ứng dụng nhiều giải pháp xử lý khí thải hiệu quả nhất.

Cách giảm ô nhiễm không khí của nước Anh

Nồng độ bụi PM2.5 thuòng duy trì lâu trong phổi, chúng sẽ đi vào máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. PM2.5 chủ yếu phát sinh từ hệ thống lò sưởi như bếp lò củi, công nghiệp và giao thông. Vì thế mà năm 2016 ở nước Anh đã có khoảng 412.000 ca tử vong do tiếp xúc với nồng độ PM2.5 quá lớn.

Ngoài ra còn có sự xuất hiện của khí NO2, chúng có nguồn gốc từ các động cơ xe diesel. Theo báo cáo, khoảng 10% trạm giám sát ở châu Âu đều vượt tiêu chuẩn an toàn. Hiện nay có 36/43 khu vực ở Anh có chất lượng không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép.

Nước Anh đang nỗ lực giảm khí thải giao thông và đầu tư 3,5 tỷ bảng để làm sạch không khí. Họ xây dựng dự án “Chiến lược Không khí sạch” như thúc đẩy cải tiến nhiều giải pháp, tăng cường sức mạnh của nhiều địa phương để xử lý khí thải lò đốt nói riêng và loại bỏ hết lượng khí độc trong nguồn thải ô nhiễm nói chung.

Bên cạnh đó, nồng độ amoni cũng tăng do nền nông nghiệp của nước Anh phát triển mạnh mẽ. Lúc này, amoni kết hợp cùng các chất ô nhiễm khác sẽ gây hại cho sức khỏe con người, thực vật và động vật. Theo khảo sát nếu giảm ½ lượng khí amoni từ các trạng trại có thể cứu 3.000 người chết/năm.

Cách giảm ô nhiễm không khí của nước Mỹ

Mỹ đứng thứ 7 về số người chết và là quốc gia có số người chết do ô nhiễm lớn nhất (khoảng 197.000 người tử vong năm 2017). Mặc dù Mỹ được mệnh danh là “Tiêu chuẩn vàng” nhưng hiện nay họ mất đi tiêu chuẩn này nếu không có kế hoạch xử lý khí thải ô nhiễm.

Ở Mỹ chất độc không khí gây ra 55% ca tử vong. Một trong những chất gây ô nhiễm phổ biến nhất là bụi PM. Chúng là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ có nguồn gốc từ hoạt động đốt nhiên liệu, nhà máy nhiệt điện và là nguyên nhân cho hầu hết các ca tử vong ở Mỹ.

Tại Mỹ, hàng trăm ngàn trẻ em tiếp xúc với kim loại chì trong các hệ thống sơn cũ khiến trẻ bị co giật và tử vong. Ngoài ra biến đổi khí hậu cũng có vai trò lớn khi tăng số lượng người tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm cao hơn mức bình thường.

Khi nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ làm thay đổi cấu trúc hóa học của một số chất ô nhiễm như chì, thủy ngân. Và khi mưa lớn chúng sẽ mang theo nhiều chất độc hại, vùng nước thải nông nghiệp nếu các trang trại không có kế hoạch xử lý nước thải phù hợp.

Giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí ở Pháp

Các nhà khoa học ở Pháp cho biết ô nhiễm không khí chỉ là tảng băng chìm diễn ra vài ngày, vài tuần mà tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Và câu chuyện về xử lý ô nhiễm không khí còn gặp nhiều khó khăn. Chính quyền các địa phương xác định nguyên nhân phát sinh từ hoạt động giao thông, lò sưởi. Mặc dù đã nỗ lực suốt gần 20 năm qua nhưng chất lượng không khí ở đây vẫn chưa được cải thiện.

Pháp đã triển khai hàng loạt biện pháp xử lý môi trường như giảm lưu lượng ô tô lưu thông, tăng cường kiểm soát và cắt giảm tối đa lượng khí thải độc hại từ các phương tiện có mức phát thải cao. Thông qua đó, chính quyền cần hỗ trợ tài chính, hỗ trợ để chuyển sang sử dụng dòng xe đạt chuẩn khí thải. Cơ quan chức năng cần giám sát mức độ phát thải của các phương tiện, lắp đặt trạm cảm biến và đánh thuế môi trường cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Paris vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề như chưa loại bỏ các dòng xe chạy dầu diesel và thay thế bằng phương tiện ít ô nhiễm hơn. Nhiều vấn đề vẫn chưa được xử lý dứt điểm như người dân vẫn còn sử dụng lò sưởi mở và nhận thức của người dân về chất lượng không khí trong nhà vẫn chưa được thay đổi.

Tờ Le Monde (Pháp) dẫn cáo buộc của Tòa án châu Âu cho biết, Bun-ga-ri đã không tuân thủ quy định về bảo đảm chất lượng không khí từ nhiều năm qua. Bầu không khí ở các thành phố lớn như Xô-phi-a, Plốp-đíp hay Vác-na đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Mặc dù EU đã cảnh báo nhiều lần, song Chính phủ Bun-ga-ri vẫn chưa có biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này. “Hằng năm, ô nhiễm không khí đã khiến 400.000 người dân của EU chết sớm. Vì thế, việc Bun-ga-ri bị Tòa án châu Âu xét xử đã làm các tổ chức bảo vệ môi trường rất hài lòng”, bà Lu-i-dơ Đuy-prết (Louise Duprez), phụ trách về mảng ô nhiễm không khí của Cơ quan môi trường châu Âu, cho biết.

Các nhà máy hoạt động ngay trong thủ đô Xô-phi-a của Bun-ga-ri là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Ảnh: Le Monde

Chính phủ Bun-ga-ri thanh minh rằng, do điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn khiến các giải pháp giảm khí thải gây ô nhiễm không khí không đạt kết quả như mong muốn. “Hai nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại Bun-ga-ri là từ hệ thống sưởi và giao thông đường bộ. Chẳng hạn, do đời sống khó khăn, vào mùa đông, than và củi là hai nhiên liệu chủ yếu được người dân Bun-ga-ri dùng để sưởi ấm, nhưng lại phát thải nhiều khí độc hại”, đại diện của Chính phủ Bun-ga-ri cho hay.

Tuy nhiên, các lý lẽ này không thuyết phục được những thẩm phán của EU. Tòa án châu Âu đã yêu cầu Bun-ga-ri khẩn cấp đưa ra các giải pháp để cải thiện chất lượng không khí, nếu không Bun-ga-ri sẽ phải chịu các án phạt nghiêm khắc về tài chính. Phát ngôn viên phụ trách về môi trường của Ủy ban châu Âu (EC) cho Le Monde biết, khoản tiền phạt được tính căn cứ vào ba yếu tố: Mức độ vi phạm quy định, khoảng thời gian vi phạm và điều kiện kinh tế của quốc gia đó tính dựa theo tổng thu nhập quốc nội.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 6,5 triệu người trên thế giới chết vì ô nhiễm không khí, trong đó có hơn 3 triệu người sống tại các thành phố. Trong khi đó, EC đã cảnh báo 5 nước gồm Đức, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a và Anh vì vi phạm mang tính hệ thống những giới hạn của EU liên quan tới ô nhiễm không khí. 5 nước châu Âu này có hàm lượng khí NO2 vượt ngưỡng cho phép, thủ phạm gây ra bệnh phổi và bệnh tim. NO2, loại khí được thải ra chủ yếu từ xe chạy bằng dầu đi-ê-den, là loại khí độc hại gấp 10 lần so với xe tải nặng và xe buýt. Thống kê của Cơ quan môi trường châu Âu cho biết, ô nhiễm do khí NO2 đã khiến hàng chục nghìn người qua đời sớm trên khắp châu Âu, trong đó I-ta-li-a là quốc gia có nhiều người qua đời sớm vì khí NO2.

Trong bản báo cáo về chính sách môi trường của các nước thuộc EU, EC đã lưu ý “những vấn đề dai dẳng” của I-ta-li-a trong việc xử lý nước thải, nhất là ở khu vực miền Nam của đất nước "hình chiếc ủng". Bên cạnh đó, I-ta-li-a cũng bị chỉ trích do tình trạng ô nhiễm không khí và khói bụi vẫn ở mức cao ở khu vực miền Bắc. EC cảnh báo I-ta-li-a có thể bị phạt tới 1 tỷ ơ-rô vì đã để xảy ra tình trạng “bụi mịn” vượt ngưỡng an toàn của châu Âu. Trong những tháng đầu năm nay, có tới 9 thành phố của I-ta-li-a có mức ô nhiễm “bụi mịn” vượt ngưỡng ít nhất là trong nửa số thời gian này. Báo cáo của EC khuyến nghị, I-ta-li-a có thể đưa ra loại thuế áp dụng trên toàn quốc đối với các điểm chôn lấp rác thải nhằm giảm bớt tình trạng chôn lấp rác thải. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường của EU đã khiến I-ta-li-a thiệt hại hàng chục triệu ơ-rô tiền phạt đối với các điểm chôn lấp rác thải bất hợp pháp. Năm 2015, I-ta-li-a đã bị EU phạt 20 triệu ơ-rô liên quan đến xử lý rác thải và nếu chậm áp dụng luật xử lý rác thải sẽ bị phạt thêm 120.000 ơ-rô/ngày. Bên cạnh đó, các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu (EP) đã đưa ra bản khuyến nghị kêu gọi các nước thành viên và EC hành động nhanh chóng để cải thiện khả năng kiểm soát các hãng sản xuất ô tô, nhằm ngăn chặn những vụ gian lận mới trong kiểm định các tiêu chuẩn về môi trường.

Năm 2010, các nước EU đã có hơn 400.000 người chết sớm vì ô nhiễm không khí

Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra kế hoạch cho các luật kiểm soát chất lượng không khí mới, nhằm chống lại tình trạng ô nhiễm không khí đang ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng nghìn người trong châu lục này mỗi năm.

Theo thống kê của EC, ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), mỗi năm thiệt hại 100 triệu ngày công lao động vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, chỉ riêng trong năm 2010 đã có hơn 400.000 người chết sớm vì ô nhiễm không khí. Tổn thất kinh tế trực tiếp do ô nhiễm không khí gây ra cho xã hội, kể cả sự hủy hoại mùa màng và nhà cửa, ước tính lên tới 23 tỷ Euro/năm.

Báo cáo của EC đã đưa ra nhiều giải pháp mới, trong đó có đề xuất xây dựng một dự thảo về chương trình đảm bảo không khí sạch, nhằm gia tăng áp lực, buộc các nước thành viên EU phải tuân thủ những luật hiện hành. Hiện tại 17 quốc gia đã vi phạm các quy định về ô nhiễm không khí và đang bị các tòa án của EU xét xử. Theo EC, các giải pháp mới nhằm giảm 20% lượng chất ô nhiễm so với mức hiện nay vào năm 2030, giúp ngăn chặn 58.000 ca tử vong mỗi năm và giúp các nước thành viên tiết kiệm 40 tỷ Euro, hơn gấp 12 lần phí tổn thực thi giải pháp mới.

Khoảng 98% người châu Âu sống ở những khu vực mà WHO cho biết có mức độ ô nhiễm không tốt cho sức khỏe do các hạt bụi nhỏ được gọi là PM2.5, 80% đối với các hạt lớn hơn được gọi là PM10 và 86% đối với nitơ dioxide.

Nghiên cứu do Viện Sức khỏe toàn cầu Barcelona (ISGlobal) dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Nature Communications đã xem xét mức độ ô nhiễm ở hơn 1.400 khu vực ở 35 quốc gia châu Âu, đại diện cho 543 triệu người.

Ông Zhao-Yue Chen - nhà nghiên cứu của ISGlobal và tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Cần có những nỗ lực có mục tiêu để giải quyết mức độ PM2.5 và ozone cũng như những ngày ô nhiễm phức tạp liên quan, đặc biệt là trong bối cảnh các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ biến đổi khí hậu ở châu Âu”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng lượng vật chất hạt lơ lửng (PM2,5 và PM10) và nitơ dioxide (NO2) đã giảm ở hầu hết các khu vực ở châu Âu. PM10 có mức giảm hàng năm là 2,72%, PM2.5 có mức giảm hàng năm là 2,45% và NO2 có mức giảm hàng năm là 1,72%.

Các hạt nhỏ được xác định là PM2.5 và PM10 đủ nhỏ để xâm nhập sâu vào phổi và có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh tim, ung thư và sinh non. Người ta ước tính, chúng có liên quan đến cái chết sớm của hơn 400.000 người trên khắp châu Âu mỗi năm.

Các chuyên gia cho biết, hơn 200.000 ca trong số này có thể được ngăn chặn nếu không khí ở châu Âu đáp ứng các hướng dẫn của WHO. Ô nhiễm hạt xuất phát từ việc đốt nhiên liệu rắn và lỏng, chủ yếu thông qua sản xuất điện, sưởi ấm trong nhà và giao thông cơ giới. Nó cũng có thể hình thành trong không khí từ các phản ứng hóa học giữa các chất ô nhiễm khác.

Nhiều thành phố châu Âu đã triển khai các khu vực phát thải thấp cho phương tiện giao thông, giảm ô nhiễm dạng hạt, và một số quốc gia trong đó có Ba Lan đã giảm sự phụ thuộc vào bếp đốt than. Các chỉ thị của EU về khí thải công nghiệp đã giúp các doanh nghiệp giảm ô nhiễm.

(TN&MT) - Ngày 7/12, Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) cho biết, mặc dù, tình trạng ô nhiễm không khí đã được cải thiện trong 2 thập kỷ qua và mức độ ô nhiễm đã giảm do lệnh phong tỏa trong bối cảnh dịch Covid-19 vào năm ngoái, nhưng phần lớn người dân ở các thành phố châu Âu phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm không khí ở mức có hại cho sức khỏe.

Khói bốc lên từ một nhà máy sản xuất than cốc ở làng Lukavac gần Tuzla, Bosnia. Ảnh: Reuters

Ô nhiễm không khí là nguy cơ sức khỏe môi trường lớn nhất ở châu Âu, với các hạt vật chất mịn gây ra 307.000 ca tử vong sớm ở Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2019, tuy nhiên, theo EEA, con số này ít hơn khoảng 33% so với năm 2005.

EEA cho biết, khoảng 97% dân số thành thị của EU tiếp xúc với các hạt vật chất mịn có nồng độ vượt quá hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2019, trong khi 94% đối mặt với nồng độ Nitơ điôxít vi phạm tiêu chuẩn của WHO.

Tiếp xúc với ô nhiễm không khí cung liên quan đến ung thư phổi, bệnh tim mạch và hen suyễn. Tuy vậy, dữ liệu tạm thời trong năm 2020, chưa được xác thực đầy đủ, đã chỉ ra một số cải thiện trong vấn đề ô nhiễm không khí. EEA cho rằng, điều đó, có thể là do điều kiện thời tiết và lệnh phong tỏa trong đại dịch, tạm thời hạn chế hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm và giao thông.

Tại 27 quốc gia thành viên của EU và các quốc gia châu Âu khác, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ và Kosovo, 95% trạm giám sát chất lượng không khí đã ghi nhận nồng độ các hạt mịn vượt quá hướng dẫn của WHO vào năm 2019 và giảm xuống còn 92% trạm vào năm 2020. Tương tự, 79% trạm giám sát chất lượng không khí đã ghi nhận nồng độ Nitơ đioxit cao hơn hướng dẫn của WHO vào năm 2019 và giảm xuống còn 71% trạm trong năm 2020.

Nồng độ hạt bụi mịn được tạo ra từ các nguồn bao gồm giao thông, công nghiệp, và ở Trung và Đông Âu có liên quan đến việc đốt nhiên liệu rắn để sưởi ấm trong nhà. Bosnia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Bulgaria thuộc những quốc gia có mức độ nồng độ hạt mịn cao nhất. Các điểm nóng về ô nhiễm NO2, chủ yếu do giao thông đường bộ, bao gồm Đức và Luxembourg.

Báo cáo nêu rõ khoảng cách giữa các giới hạn của WHO mà tổ chức này đã thắt chặt vào năm nay sau khi xem xét các bằng chứng khoa học về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe và giới hạn chất lượng không khí của riêng EU, vốn đã lỏng lẻo hơn nhiều.

Chỉ 1% các trạm giám sát chất lượng không khí ghi nhận nồng độ hạt mịn hoặc NO2 cao hơn mức giới hạn của EU vào năm ngoái. EU cho biết, họ sẽ sửa đổi các tiêu chuẩn chất lượng không khí của Liên minh vào năm tới, để phù hợp hơn với tiêu chuẩn của WHO.