Nhà Thờ Mỹ Hảo Bình Dương

Nhà Thờ Mỹ Hảo Bình Dương

August 5, 2024 Tiêu Điểm, Video

August 5, 2024 Tiêu Điểm, Video

Sự ra đời của Phật Giáo Hòa Hảo

Vào năm 1993, dựa trên nền tảng Đạo Phật và những điều giác ngộ mà Huỳnh Phú Sổ đã lập nên Phật giáo Hòa Hảo tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).

Ông Huỳnh Phú Sổ còn được mọi người biết đến là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”. Ông tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri” khi chưa tròn 18 tuổi. Huỳnh Phú Sổ tự nhận biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”.

Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ. Đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo.

Xem thêm: Các mẫu tượng phật bằng đá đẹp

Người tin theo Huỳnh Phú Sổ ngày càng nhiều. Ông khai đại chính tại nhà mình và lấy tên ngôi làng Hòa Hảo để đặt cho tôn giáo của mình.

Chủ trương của Phật Giáo Hòa Hảo đúng theo tinh thần vô vi mà Đức Thích Ca Mâu Ni đề ra đó là thờ phượng đơn giản. Chủ yếu hình thức thờ cúng hướng về nội tâm, không cầu kỳ phức tạp.

Tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

điều cấm kỵ trong Phật Giáo Hòa Hảo

Trong giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo có 8 điều cấm mà bất cứ tín đồ nào cũng không được phạm phải:

Hy vọng với những thông tin của bài viết, các bạn đã hiểu hơn về Phật Giáo Hòa Hảo.

Xem thêm: Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bằng Đá Đẹp

Plato, Aristotle và Thánh Tôma Aquinô đã dạy rằng Thượng Đế là Chân, Thiện, Mỹ. Để tìm kiếm điều gì là thật, điều gì là tốt hay là đẹp thì phải tìm kiếm Thiên Chúa. Trái ngược với niềm tin phổ biến, khi chúng ta tìm kiếm chân lý, điều thiện và vẻ đẹp, Thiên Chúa không trốn tránh chúng ta. Ngài để lại dấu vết gợi ý dẫn đến Ngài nếu chúng ta đủ quan tâm để tìm kiếm Ngài. Ngài làm điều đó vì Ngài biết chúng ta thích tìm tòi và khám phá.

Đây là sự thật: Cuộc sống là một trò chơi, và Thiên Chúa là người thiết kế trò chơi. Trong bài thơ “Hound of Heaven” (Tìm Kiếm Nước Trời), Francis Thompson nói rằng Ngài chạy trốn ông… ông chạy trốn Ngài, giống như con chó săn đuổi. Rõ ràng, đó là cách chơi trò chơi. Chúng ta chạy theo Ngài, Ngài chạy theo chúng ta – giống như trốn tìm – và cho dù chúng ta có thừa nhận hay không, chúng ta vẫn thường hồi hộp bởi việc chạy trốn và tìm kiếm. Chúng ta trốn Chúa ở một nơi nào đó mà chúng ta nghĩ rằng Ngài sẽ không tìm thấy chúng ta. Tất nhiên Ngài cùng chơi với chúng ta. Ngài tìm thấy chúng ta và chúng ta giật mình khi bị Ngài phát hiện. Sau đó, Ngài đi náu, nhưng chỉ đủ để làm chút thử thách cho chúng ta mà thôi, để giữ cho trò chơi thú vị. Chúng ta là những kẻ ngu ngốc, chúng ta đi ngang qua Ngài hết lần này đến lần khác mà không nhận thấy Ngài đang ở rất gần chúng ta.

Ngài đã tạo tác chúng ta giống như Ngài. Ngài hồi hộp tìm kiếm. Ngài biết rõ chúng ta hơn chính chúng ta biết mình, nhưng trong tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, Ngài vẫn xúc động khi mạo hiểm chơi trò chơi với chúng ta. Chân, Thiện, Mỹ là những điều chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta đã tìm thấy Ngài. Vì Thiên Chúa là sự thật, nên Ngài biết mọi điều về chúng ta. Niềm vui của Ngài đến từ việc chúng ta tìm kiếm và học hỏi về chính mình. Qua sự dạy dỗ của Đức Kitô, qua sự thờ phượng và qua lòng bác ái, chúng ta khám phá những gợi ý mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để giúp chúng ta tìm thấy Ngài. Ngay cả khi tìm hiểu thêm về bản thân, chúng ta cũng tìm hiểu thêm về Ngài vì Ngài là Đấng tạo dựng chúng ta.

Giáo lý Công giáo cho biết: “Tất cả các thụ tạo đều mang một nét tương đồng nhất định với Chúa, đặc biệt là con người. Sự thật, sự tốt lành, vẻ đẹp của con người đều phản ánh sự hoàn hảo vô hạn của Thiên Chúa.” (GLCG số 41) Lời đó ám chỉ đến giáo huấn trong sách Khôn Ngoan: “Vì các thọ tạo càng lớn lao đẹp đẽ thì càng giúp nhận ra Đấng tạo thành.” (Kn 13:5)

Trong cột trụ thứ hai của Sự Phục Hưng Thánh Thể, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã làm nổi bật tầm quan trọng của cuộc tìm kiếm này – tìm kiếm Chân, Thiện, Mỹ. Cột trụ thứ hai của Sự Phục Hưng là: Chiêm ngưỡng và công bố giáo lý về Sự Hiện Diện Thật của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể qua chân lý giáo huấn, vẻ đẹp của sự thờ phượng, sự tốt lành của việc đồng hành với những người nghèo khó và những người dễ bị tổn thương.

Chúa Giêsu nói “Ta là sự thật,” nghĩa là sự thật là con người. Khi chúng ta biết Con Người này, chúng ta nhận ra giọng nói của Ngài. Chúa Giêsu nói: “Chiên của tôi biết tôi và nghe tiếng tôi.” Khi chúng ta tìm kiếm sự thật, chúng ta bắt đầu nhận ra điều đó tốt hơn và chúng ta bắt đầu có khả năng phân biệt với đồ giả. Khi chúng ta biết tiếng nói của Sự Thật, khi nghe thấy điều gì đó có vẻ sai hoặc không đúng, chúng ta có thể quyết định và nói: “Tôi biết sự thật và Ngài sẽ không nói điều gì đó như vậy.”

Học về Thiên Chúa cũng giống như học về sự thật: Chúng ta học điều gì là sự thật qua một quá trình loại bỏ. Như Sherlock Holmes nói: “Khi bạn đã loại bỏ tất cả những gì là không thể thì bất cứ thứ gì còn lại, dù không thể xảy ra, cũng phải là sự thật.”

Thánh Tôma Aquinô đồng ý và đi xa hơn khi nói rằng chân lý mà bạn tìm thấy chính là Thiên Chúa. Hoặc, theo cách nói của thánh nhân là “liên quan Thiên Chúa, chúng ta không thể hiểu Ngài là gì, mà chỉ biết Ngài không phải là gì, và những thụ tạo khác trong mối quan hệ với Ngài như thế nào.”

Nhưng bạn có thể nghĩ rằng tôi đang tự mâu thuẫn với chính mình. Đầu tiên, tôi nói rằng chúng ta có thể biết sự thật, do đó tôi có thể biết Chúa vì Ngài là sự thật. Sau đó, tôi trích dẫn lời Thánh Tôma Aquinô nói rằng chúng ta không thể hiểu Ngài là ai. Điều này dẫn đến điểm chính xác mà các giám mục Hoa Kỳ nhắm đến trong cột trụ thứ hai này. Chúng ta không thể biết Thiên Chúa là Cha ngoại trừ Con – Đức Giêsu Kitô. Thánh Tôma Aquinô đủ thông minh để tạo ra sự khác biệt này. Công Đồng Chalcedon nói rõ rằng chúng ta cần phải cẩn thận để không nhầm lẫn hai bản tính của Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu Kitô không phải là Cha, nhưng Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa. Đừng cố gắng bám vào điều đó. Chúng ta không được tạo ra để làm điều đó. Tuy nhiên, chúng ta đã được trao ban Thánh Thể.

Có thể Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một chất tốt hơn cho chuyến lưu trú của chúng ta trên trái đất chăng? Thánh Tôma Aquinô nói về sự hiệp nhất giữa những người siêu việt với Chân, Thiện, Mỹ. Còn cách nào tốt để nên một với Thiên Chúa hơn là tiêu thụ chính Ngài? Nếu chúng ta muốn tiêu thụ Ngài, còn cách nào tốt hơn là làm như vậy khi Ngài ở dạng tấm bánh – thực phẩm là nguồn cung cấp chủ yếu nhất trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta?

Liệu Ngài có nên trao chính Ngài cho chúng ta theo cách khác ngoài dạng thực phẩm? Tội lỗi đến thế gian bởi Adam và Eva ăn Trái Cấm. Thiên Chúa đã đảo ngược lời nguyền bằng cách ban cho chúng ta lương thực từ trời. Thánh Phêrô Giulian Eymard nói: “Hãy có một tình yêu lớn lao đối với Chúa Giêsu trong Bí tích Tình Yêu. Đó là ốc đảo thánh thiêng của sa mạc. Đó là thần lương của người lữ hành. Đó là Hòm Bia Thánh. Đó là sự sống và Thiên Đàng tình yêu trên trái đất.” (Gởi Con Cái của Đức Mẹ, ngày 21-11-1851)

Vì vậy, chúng ta có thể tự tin công bố Sự Hiện Diện Thật của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể qua chân lý giáo huấn của chúng ta, bởi vì Thánh Thể là Chúa Kitô, Chúa Kitô là Chân Lý, và đó là điều Giáo Hội dạy. Không chỉ đơn giản là chân lý, Thánh Thể là hiện thân hoàn hảo nhất của chân lý bởi vì đó chính là Đấng Chân Lý.

Vẻ đẹp cũng là con người. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng những nhà thờ đẹp và thờ phượng trong những Thánh Lễ đẹp với âm nhạc hay, những lời cầu nguyện đẹp, và những bài giảng hay. Sự thật và vẻ đẹp có thể hoán đổi lẫn nhau. Ở đâu có vẻ đẹp, ở đó có sự thật; ở đâu có sự thật, ở đó có vẻ đẹp. Nếu điều gì đó không thật, nó sẽ không ngân vang vẻ đẹp vào tai chúng ta. Nếu cái gì đó không đẹp, nó sẽ không vang lên sự thật.

Chúng ta biết điều này bởi vì khi chúng ta nghe một bản nhạc hay, chúng ta nhận ra một sự thật nào đó trổi vượt hơn cả ngôn ngữ. Cách mà vẻ đẹp khiến chúng ta không nói nên lời không phải là bằng chứng cho thấy nó rời rạc, mà là bằng chứng về sự sâu sắc và sự thật ở thế giới khác của nó. Do đó, sự thờ phượng của chúng ta phải đẹp, vì nhờ vẻ đẹp mà sự thật trên trời vượt qua thế giới này có thể xuống trên chúng ta.

3. SỰ TỐT LÀNH CỦA SỰ ĐỒNG HÀNH

Thiên Chúa xác định: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25:40)

Khi nhận thấy điều tốt lành vị tha nào đó mà ai đó đã làm, tôi cảm thấy giằng xé trái tim mình giống như cảm giác khi tôi nghe một bài hát hay hoặc nhận ra một sự thật sâu sắc nào đó. Tất cả những kinh nghiệm này là những cuộc gặp gỡ nhỏ với Thiên Chúa. Riêng tôi cũng có thể làm chứng rằng cảm giác này chưa bao giờ mạnh hơn khi tôi lãnh nhận Thánh Thể. Không phải lần nào tôi cũng cảm nghiệm được như vậy, nhưng không có kinh nghiệm nào chạm đến trái tim tôi thường xuyên hơn việc rước lễ. Bởi vì Thiên Chúa tạo ra trái tim của chúng ta nên Ngài biết chính xác cách tiếp cận nó tốt nhất.

Việc lãnh nhận Thánh Thể chạm đến trái tim tôi bởi vì tôi nhận ra sự hy sinh yêu thương của Ngài khi tôi lãnh nhận. Chúa Giêsu đồng hành với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Sự tốt lành trong việc đồng hành của chúng ta với người khác bắt đầu từ việc Chúa Kitô đồng hành với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Sự tốt lành của chúng ta là sự tràn đầy tình yêu và sự tốt lành mà chúng ta nhận được khi chúng ta tiêu thụ Mình Thánh Chúa và làm cho sự tốt lành trở nên một với chúng ta.

Qua việc giảng dạy, tôn thờ và làm việc thiện theo sự thật, người Công giáo tuyên bố giáo lý về sự Hiện Diện Thật của Chúa Giêsu, đó là nguồn gốc của tất cả những điều này. Tôi ca ngợi nỗ lực của các giám mục Hoa Kỳ trong việc giảng dạy những chân lý sâu sắc này theo một cách độc đáo. Hy vọng Cuộc Phục Hưng Thánh Thể thành công trong việc cho người Công giáo thấy rằng Sự Hiện Diện Thật của Chúa Giêsu không chỉ là một giáo huấn khác của Giáo Hội, mà đó là hiện thân của Chân, Thiện, Mỹ. Và đó là điều Giáo Hội dạy.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

- Một thẩm phán liên bang hôm thứ Năm 17 tháng 11 năm 2011 đã thông qua việc bán nhà thờ rất thời danh của một giáo phái Tin Lành, đó là Nhà thờ pha-lê (Crystal Cathedral), mà người Việt thường gọi là Nhà Thờ Kiếng cho Giáo phận Công giáo Orange để giúp chi trả các khoản tài chánh mà đại giáo đường Crytal Cathedral đang gặp khó khăn đến khi phải phá sản.

Nhà thờ Crystal Cathedral được Tòa án phá sản bán cho Giáo phận Orange.

Quyết định của Thẩm phán Tòa án Phá sản Hoa Kỳ Robert Kwan đưa ra sau khi một cuộc chiến đấu thầu giữa Giáo phận Orange và Ðại học Chapman đều muốn mua khu nhà thờ này với tài sản 40 mẫu cùng kiến thiết kiếng màu rực rỡ. Ðang khi đó giáo dân Tin lành thuộc Hiệp hội Crystal Cathedral lo sợ đây là bước kết thúc của nhà thờ của họ.

Giáo phận trả 57.5 triệu Mỹ kim để mua Nhà thờ này làm bằng 10,000 tấm kính, dùng làm nhà thờ chính tòa cho giáo phận mà từ lâu đã mong ước có ngôi nhà thờ chính tòa giáo phận khang trang. Từ khi xây dựng xong tới nay, Crystal Cathedral mang tính biểu tượng của thành phố Garden Grove.

Sau khi nghe tại tòa án phá sản liên bang quyết định bán nhà thờ cho giáo phận, Ðức Giám Mục Tod D. Brown của giáo phận Orange nói với các phóng viên rằng: "ngôi thánh đường này sẽ trở thành một trung tâm thực sự cho cộng đồng Công Giáo tại Orange County".

Quyết định này sẽ cũng kèm theo điều kiện là Hiệp hội Crystal Cathedral sẽ được mướn lại khu này, nhưng sau 3 năm phải tìm nhà thờ mới cho việc thờ phượng của mình. Giáo phận Orange cũng đồng ý nếu muốn có thể nhường lại nhà thờ Công Giáo gần đó. Và có nguồn tin cho biết đó là nhà thờ St. Calistus (chỉ cách nhà thờ Kiếng khoảng chừng gần 1 cây số, và người Việt Nam thường gọi là nhà thờ Tam Biên). Hiện nay nhà thờ Tam Biên có rất nhiều giáo dân Việt nam, và cha chính xứ là Linh Mục Nguyễn văn Tuyên.

Giả như sau này Giáo hội Tin Lành Crystal Cathedral đồng ý mua nhà thờ St Calistus của Công giáo thì chắc chắn lúc bấy giờ giáo dân nhà thờ St. Calistus sẽ được đi chuyển đến nhà thờ mới là nhà thờ kính Crystal Cathedral và cũng là Nhà thờ Chính tòa Công giáo trong tương lai. Người giáo dân gốc Việt Nam lại có chỗ sinh hoạt thật rộng rãi và lộng lẫy...

Trong vài hai tuần qua trước khi có cuộc xét xử xem Tòa án phá sản sẽ bán cho ai, Ban Giám đốc của Crystal Cathedral và đa số giáo dân Tin lành của nhà thờ này thực tế đã quyết định hỗ trợ bán nhà thờ cho Ðại học Chapman để khuyếch trương phân khoa sức khoẻ và có thể bắt đầu mở đại học y khoa.

Nhưng rồi hôm thứ Tư 16 tháng 11 năm 2011, trước ngày ra tòa xử, Hội đồng quản trị đã thay đổi ý kiến và bỏ phiếu muốn bán cho Giáo phận Orange để bảo vệ nhà thờ như là một tổ chức tôn giáo, với lý do là nội quy nhà thờ và ý muốn tôn trọng tinh thần của các nhà tài trợ khi dâng cúng tiền xây lên nhà thờ này là cốt ý thành nơi thờ phượng.

Bà Carol Milner, con gái của người sáng lập mục sư Robert H. Schuller, cho biết sau phiên điều trần như sau: "Tôi thực sự hài lòng khi biết rằng khu vực nhà thờ này có khả năng ít nhất là nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là cả thế kỷ, tiếp tục được lưu giữ như là một nơi thờ phượng thiêng liêng".

Có chừng vài chục giáo dân Tin lành của Nhà thờ Crystal theo dõi cuộc điều trần trong suốt 6 giờ đồng hồ, và khi nghe phán quyết nhà thờ phải bán đi, họ nói với chánh án Tòa phá sản là xin duy trì lại nhà thờ yêu qúy này lại cho họ. Có vài người đã không cầm được nước mắt vì đấy chính là nơi họ đã bỏ tâm huyết và cả cuộc đời thờ phượng ơ nơi đây.

Mục sư Schuller bắt đầu mục vụ Crystal Cathedral 50 năm trước đây, lúc đó ông giảng đạo và nhóm họp phụng tự tại một sân chiếu cinê ngoài trời, dùng cho người lái xe đến dự nghi lễ trong khu đất trống trong sân vào những năm 1950 dưới sự bảo trợ của Giáo Hội Cải cách ở Mỹ. Nhiều thập kỷ sau đó, Giáo hội này phát triển thành một đế chế phụng thờ qua truyền hình quốc tế và xây dựng tiếng tăm của mình khắp nơi nhờ vào tài hùng biện của mục sư Schuller với mục truyền hình phụng vụ nổi tiếng "Hour of Power" của mình.

Cuối tuần nhà thờ này luôn lôi kéo những tài tử và các nhân vật thời danh đến tham dự cầu kinh và nghe giảng thuyết và thánh ca. Trong các dịp đặc biệt như Lễ Giáng Sinh còn có diễn Ðại nhạc hội "Glory of Christmas" với hàng trăm các nghệ sĩ danh tiếng và hoạt cảnh huy hoàng. Cũng nên biết trước đây với "Hour of Power" (Giờ Quyền Lực) là nguồn sinh lợi đến 70% của Giáo hội doanh thu.

Vào thời điểm năm 2008, doanh thu của Nhà thờ giảm mạnh trong bối cảnh sự suy giảm tài trợ và việc bán vé cho các Show diễn không còn ăn khách nữa do suy thoái kinh tế, như các quan chức nhà thờ cho biết. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nhà thờ không để thu hút các thành viên trẻ, trong khi đó số người có tuổi trước đây vẫn lui tới nhà thờ nay cũng chán nản vì từ khi Mục sư Robert Schuller trao lại nhà thờ cho con trai của mình đứng đầu, là bắt đầu cuộc xung đột cạnh tranh trong gia đình của mục sư Schuller với nhiều cay đắng và những tố cáo công khai việc tiền bạc tham nhũng và xa hoa.

Vì thiếu tài chánh, nên trong vài năm gần đây Nhà thờ Crystal Cathedral phải sa thải nhân viên và cắt giảm tiền lương, nhưng các khoản nợ đã vượt qua 43 triệu USD, khiến tổ chức Crystal Cathedral phải tuyên bố phá sản vào năm 2010. ____________

Crystal Cathedral là một nhà thờ ở Garden Grove, Orange County, California, tại Hoa Kỳ. Tòa nhà kính phản quang, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ Philip Johnson, được hoàn thành vào năm 1981 với 2736 chỗ ngồi. Nhà thờ Crystal nổi tiếng với một trong những dụng cụ âm nhạc lớn nhất thế giới, Hazel Wright Memorial organ.

Kể từ khi xây dựng của tòa nhà đã được các trụ sở chính của thờ Nhà thờ Crystal Bộ, một giáo đoàn của Giáo Hội Cải cách ở Mỹ thành lập vào năm 1955 bởi Robert H. Schuller

Nhà thờ Crystal đã đệ đơn xin phá sản trong tháng 10 năm 2010 và trong tháng 2 năm 2012 bán tòa nhà và khuôn viên lân cận với Giáo Phận Công giáo Orange, California để sử dụng trong tương lai như nhà thờ mới của giáo phận.

Ngày 17 Tháng 11 2011, một thẩm phán liên bang chấp thuận bán Nhà thờ Crystal cho Giáo Phận Orange với số tiền 57 triệu usd. Theo các điều khoản của việc bán hàng, xây dựng và hầu hết các trường sẽ tiếp tục được sử dụng bởi Nhà thờ Crystal Bộ cho đến ba năm trước khi được cải tạo để sử dụng như một nhà thờ Công giáo La Mã. Tháng tám năm 2012, giáo phận thông báo rằng "Nhà thờ Chúa Kito" là tên mới dự định cho nhà thờ

Người ta đã phải sử dụng tới hơn 10.000 tấm kính hình chữ nhật để tạo nên nhà thờ có sức chứa 2.900 người này.

Vẻ đẹp rực rỡ từ những tấm kính trong suốt như thủy tinh

Các tấm kính hình chữ nhật không được ghép chặt với kết cấu toà nhà. Thay vì thế, chúng gắn với nhau bằng keo silicone. Phương pháp này và các cách thức khác nhằm giúp cho toà nhà chịu được động đất ở cường độ 8.0.

Cái tên "Crystal Cathedral" mô tả kích thước và diện mạo của toà nhà nhưng không có nghĩa nhà thờ này chỉ là nơi mà người ta có thể tìm thấy một chỗ ngồi của giám mục (các tín đồ công giáo Roman, người theo giáo phái Anh và người theo giáo phái Luti sử dụng thuật ngữ):  Nhà thờ Tin lành ở Mỹ được cai quản bởi những người có chức vụ trong giáo hội Trưởng lão. Nhà thờ cũng là một điểm mốc kiến trúc của miền nam bang California.

273 dãy ghế của nhà thờ, 5 chiếc đàn ống làm bằng tay là một trong những thứ lớn nhất thế giới. Công ty Fratelli Ruffatti chịu trách nhiệm xây dựng dựa trên bản thiết kế kỹ thuật của Virgil Fox và được Frederick Swann khai triển. Nhạc khí kết hợp chiếc đàn ống lớn Aeolian - Skinner được dựng lên từ năm 1962 cho Hội trường Avery Fisher của New York và chiếc Ruffatti cũng đã được lắp đặt tại điện thờ trước của nhà thờ. Swann từng là người chơi đàn ống tại Crystal Cathedral từ năm 1982 đến 1998.