Hưng Yên Ngày Xưa Có Biển Không

Hưng Yên Ngày Xưa Có Biển Không

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Tra cứu biển số xe ô to Hưng Yên​

quy định cho dòng xe con từ 7-9 chỗ trở xuống sử dụng ký hiệu là 89A-xxx.xx

Biển số xe ô tô chở khách cỡ trung và xe từ 9 chỗ ngồi trở lên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là 89B-xxx.xx

Xe tải và xe bán tải thì sử dụng ký hiệu trên biển số xe ô tô Hưng Yên là 89C-xxx.xx

Biển số xe van đăng ký tại tỉnh Hưng Yên có ký hiệu 89D-xxx-xx

Xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của Công ty nước ngoài trúng thầu tại tỉnh Hưng Yên có đăng ký biển số xe là 89LD-xxx.xx

Xe sơ-mi rơ-moóc tại Hưng Yên sử dụng biển số xe 89R-xxx.xx

Biển số xe quân đội làm kinh tế ở Hưng Yên có ký hiệu 89KT-xxx.xx

Biển số xe 89 là biển số xe của tỉnh Hưng Yên

Biển số 89-B1 là biển số xe thành phố Hưng Yên

Biển số xe 89A là biển số Hưng Yên quy định cho dòng xe con từ 7-9 chỗ trở xuống

Tra cứu biển số xe máy Hưng Yên​

có các ký hiệu biển số xe mô tô khác nhau để phân biệt. Cụ thể là:

Biển số xe thành phố Hưng Yên: 89-B1

Biển số xe thị xã Mỹ Hào: 89-F1

Biển số xe huyện Kim Động: 89-D1

Biển số xe huyện Khoái Châu: 89-E1

Biển số xe huyện Tiên Lữ: 89-H1

Biển số xe huyện Văn Giang: 89-K1

Biển số xe huyện Văn Lâm: 89-L1

Những di tích lịch sử - biểu tượng văn hóa tâm linh

Đến làng Thanh Cù, ai cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp bình yên, giản dị trong từng cảnh sắc, từng công trình kiến trúc hay trong chính cuộc sống của người dân.

Làng cổ Thanh Cù có nhiều cây cổ thụ, những gốc đa, gốc đề hàng trăm năm tuổi tỏa bóng qua thời gian. Người dân Thanh Cù và các làng lân cận còn truyền tai nhau câu ca rằng:

Không bằng ngồi gốc cây đa làng Gò

Xưa kia, làng Thanh Cù có đến 2 ngôi đình, 2 ngôi đền và 2 chùa. Tuy nhiên, trải qua chiến tranh và sự mai một của thời gian, nơi đây chỉ còn lại 2 ngôi đình, 1 ngôi đền và 1 ngôi chùa. Những công trình còn lại đến ngày nay đều được nhân dân gìn giữ, mang vẻ đẹp hoài cổ và uy nghiêm.

Buổi sáng trên cánh đồng làng Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Công trình kiến trúc cổ và còn nguyên vẹn nhất của làng Thanh Cù đến nay là đình Thanh Cù, nằm ở phía Đông Bắc của làng.

Đình được xây dựng năm Chính Hòa, 1691, cách nay hơn 3 thế kỷ. Đình Thanh Cù tọa lạc ngay đầu làng, thờ thành hoàng làng là Đức Thánh Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang, một danh tướng đời Trần đã có công dẹp giặc Nguyên Mông ở thế kỉ XIII.

Ngôi đình không chỉ là một công trình lịch sử kiến trúc đặc sắc, biểu tượng cho khí phách anh hùng, xả thân vì nước của cha ông thuở trước mà còn là biểu tượng văn hóa đầy tự hào với những truyền thống tốt đẹp của làng Thanh Cù.

Theo thần phả của đình, đức Linh Lang là vị thánh đã 3 lần đầu thai xuống trần giúp nhân dân Đại Việt đánh giặc và xây dựng đất nước.

3 lần đầu thai của ngài ứng với 3 ngôi vị được thờ trong gian hậu cung, tương ứng với 3 cỗ kiệu được rước trong ngày hội làng. Bức đại tự lớn nhất ở chính giữa gian Đại bái của đình đề 4 chữ “Tam linh quyến hựu” (3 vị thánh linh thiêng yêu thương giúp đỡ, phù trợ) được lập dưới thời vua Thành Thái, 1897.

Ghi nhận công lao của ngài, các triều đại sau này đều phong sắc để nhân dân tôn thờ thành hoàng làng, kế thừa truyền thống yêu nước, góp phần gìn giữ nền độc lập dân tộc.

Đình Thanh Cù là biểu tượng văn hóa, là niềm tự hào của người dân trong làng. Không chỉ là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, điều đáng quý là đình hiện còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật cổ có giá trị.

Đó là 3 kiệu bát cống thời Lê được chạm rồng, hoa dây rất đẹp và sơn son thiếp vàng. Trong đình còn treo quả chuông đồng đúc vào năm Tự Đức thứ 4 ghi công đức tu bổ đình.

Ngoài ra còn có một bát hương sứ thời Lê và một bộ đỉnh đồng thời Nguyễn được bài trí trong gian hậu cung, cùng 20 đạo sắc phong được các triều vua ban tặng.

Không gian đình Thanh Cù vừa toát lên nét thâm nghiêm, lại đượm vẻ thanh tịnh phảng phất, vừa trầm mặc vừa thanh tao. Trải qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc ngôi đình hiện tại mang đậm phong cách kiến trúc thời Lê Trung Hưng thế kỉ XVII và có cả những phần mang màu sắc đương đại với kết cấu đối xứng và tinh xảo.

Mái đình khá dày và có tỉ lệ chiếm khoảng 2/3 tổng chiều cao của ngôi đình, 4 góc là 4 đầu đao xòe rộng, uốn cong đầu rồng, tạo sự nhẹ nhàng mà uy nghi cho ngôi đình.

Ở mái đình có họa tiết trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Hệ thống gỗ, cột, xà, kè, bẩy, kẻ hiên... trong đình theo kết cấu chồng rường, giá chiêng...

Các hàng cột lớn từ gỗ lim nguyên khối được kê trên các bệ đá xanh, có kích thước lớn (cao trên 4,5m, đường kính hơn 0,7m) tạo sự bề thế vững chãi cho ngôi đình.

Điểm độc đáo nữa trong kiến trúc đình Thanh Cù chính là hệ thống phù điêu gắn vào khung gỗ chịu lực phía trên của đình, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người thợ trong điêu khắc, chạm trổ, vừa tạo sự trang trọng cho ngôi đình, vừa gửi gắm bao ước mơ tốt đẹp về cuộc sống.

Ở gian Đại bái, bên tả là bức chạm “ổ rồng” (rồng mẹ với đàn rồng con) mang ước mơ về cuộc sống sum vầy, bên hữu là bức chạm “quần long” đầy sinh động.

Còn ở các phần kiến trúc như đầu kèo, chắn gió... là các chạm khắc trang trí hoa vân (hoa, mây) được cách điệu tinh tế, khiến người xem rất thích thú.

Một góc chợ Gò ngày nay, chợ Gò của làng cổ Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Ở làng Thanh Cù có khá nhiều di tích gắn với sự nghiệp của Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang. Ngoài đình Thanh Cù và một đình phụ khác ở chợ, ngôi đền của làng cũng là nơi tôn nghiêm thờ phụng Đức Thánh cùng mẫu thân của ngài. Cấu trúc đền gồm đền thượng, đền Mẫu và tam tòa tương truyền đền đã có từ lâu đời nhưng lần tôn tạo gần nhất là năm 1998.

Rời đền Thanh Cù, điểm đến tiếp theo của du khách là lăng mộ Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang. Theo truyền thuyết, Trần Linh Lang sau khi đánh thắng giặc trở về liền xuất gia tu hành.

Qua 10 năm đắc đạo phái Trúc Lâm - Yên Tử rồi đi giáo hóa khắp nơi, ngài viên tịch năm Canh Tý 1300. Triều đình cho mai táng ngài ở chùa Nam Giao, đến đời vua Trần Dụ Tông lại làm lễ chuyển táng cho ngài về an nghỉ tại cánh đồng xứ Đống Mối, làng Thanh Cù. Hiện nay, lăng mộ của ngài đã được nhân dân tu bổ, xây dựng trang nghiêm.

Cũng kể từ khi Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang về an nghỉ vĩnh hằng tại làng Thanh Cù, nhân dân trong làng đã lấy ngày 10-3 âm lịch - ngày chuyển táng của ngài làm ngày tổ chức lễ hội hằng năm, để hậu duệ bày tỏ tấm lòng tri ân với các bậc tiền bối đã có công dẹp giặc giữ nước.

Đình Thanh Cù tạo ấn tượng đẹp với du khách gần xa, là niềm tự hào cho dân làng bởi không khí lễ hội hằng năm thiêng liêng mà gần gũi, trang trọng mà ấm áp, náo nức mà lắng đọng.

Lễ hội truyền thống đình Thanh Cù với nghi thức rước từ đình Thanh Cù ra đình chợ, qua đền thờ Đức Thánh sau đó lên lăng mộ ngài rồi lại rước về.

Điều đặc biệt là lễ hội còn có sự tham gia của người dân đến từ các địa phương khác cũng có di tích thờ Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang, đó là đình Yên Phụ, đình Nhật Tân ở quận Tây Hồ và đình Yên Phúc ở quận Hà Đông, Hà Nội.

Đó đều là các đình có chung vị thành hoàng làng, cùng kết nghĩa với nhau, đến ngày hội lại trở về với các kiệu lễ, ban tế, đội trống, đội múa kỳ lân, sư tử... náo nhiệt, đông vui. Tất cả đã tạo nên một lễ hội làng quê trang trọng, linh thiêng.

Một hàng bánh cuốn trong chợ Gò, ngôi chợ làng từng nổi tiếng to nhất đất Hưng Yên xưa.

Dường như, ai đi dự hội cũng cảm nhận rõ tinh thần đoàn kết đồng lòng, một sức mạnh dân tộc kì diệu trước dòng chảy thời gian từ những mối liên kết, từ các miền quê của biết bao thế hệ người Việt kéo dài hàng trăm năm và mãi mãi.

Về với lễ hội làng Gò, du khách không chỉ được nhắc nhớ về trang sử vàng son gắn với chiến công của chàng trai trẻ thông minh, dũng cảm Linh Lang, sẵn sàng đầu quân, xả thân để bảo vệ nền độc lập dân tộc, mà hơn hết, còn là để tìm lại những phút lắng hồn với lịch sử giữa nhịp sống tất bật hôm nay.

Thanh Cù - ngôi làng mang vẻ đẹp bình dị, nên thơ mà thâm trầm, lắng đọng bao biến cố của lịch sử đi qua.

Cái tên Thanh Cù sẽ mãi là niềm tự hào, là niềm thương nỗi nhớ của những người con sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống này.

Về thăm làng Thanh Cù, để tìm lại những kí ức êm đềm nơi làng quê Việt, để cùng sống lại một thời vẻ vang của cha ông và cùng cảm nhận nét văn hóa mộc mạc mà độc đáo của những người dân nơi vùng đất cổ.

Hưng Yên là tỉnh có diện tích tự nhiên và quy mô dân số không lớn nhưng là một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, trước hết phải kể đến tiềm năng, lợi thế của một tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và tam giác tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, đặc biệt là tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, đều là những trung tâm kinh tế, văn hóa, đô thị lớn đang phát triển rất nhanh; đất đai, thổ nhưỡng phì nhiêu được ví là "bờ xôi, ruộng mật", được kiến tạo và bồi đắp bởi phù sa sông Hồng; Hưng Yên có truyền thống văn hóa phong phú, giàu bản sắc của vùng đất văn hiến và truyền thống lịch sử anh hùng, cách mạng vẻ vang.

Tôi được biết, thời gian qua, Hưng Yên cùng với các địa phương trong cả nước đã và đang khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh bằng những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và các chương trình, kế hoạch đã đề ra, tôi xin lưu ý thêm và đề nghị Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa một số nhiệm vụ sau đây:

1. Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, làm cho tinh thần Nghị quyết thấm nhuần trong toàn Đảng, toàn dân, làm cho mọi người nhận thức đầy đủ, sâu sắc thời cơ, thuận lợi cần phải nắm bắt, phát huy; những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua.

Để từ đó, cụ thể hóa mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ thành các chương trình, kế hoạch, đề án với tinh thần quyết tâm cao, quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn; "Kế hoạch 1 phần, biện pháp phải 2 phần và quyết tâm phải 3 phần, có như thế mới có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch"; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng, tinh thần đổi mới sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, biến những quyết định của Đại hội thành hiện thực sinh động trong thực tế, đưa Hưng Yên tiếp tục tiến lên mạnh mẽ, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, hiện đại, văn minh, giàu đẹp.

2. Phát huy hơn nữa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và mang tính kết nối cao với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, cân đối, hài hòa giữa các địa phương và giữa khu vực đô thị và nông thôn; phát triển công nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và đô thị. Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan nông thôn với những nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

3. Cần đặc biệt chú trọng nhiệm vụ giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc của quê hương khởi nguồn, cái nôi của phong trào xây dựng Gia đình văn hóa Việt Nam theo đúng tinh thần của Hội nghị Văn hóa toàn quốc mới đây.

Cùng với sự phát triển kinh tế cũng cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, các biện pháp giảm nghèo bền vững, bảo đảm công bằng xã hội; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước mắt là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, đặc biệt là đối với những người có công, người lao động mất việc làm, không có thu nhập vì dịch bệnh; quan tâm phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe và khám, chữa bệnh cho nhân dân từ cơ sở, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới.

4. Tăng cường bảo đảm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc. Chú trọng công tác nắm, dự báo, đánh giá tình hình, ngăn chặn và đấu tranh, xử lý có hiệu quả các yếu tố ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, an ninh nông thôn ngay từ cơ sở; phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Quan tâm giải quyết kịp thời, dứt điểm đơn, thư khiếu nại, tố cáo; không để phát sinh khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người, vượt cấp, hình thành các điểm nóng.

5. Cần phát huy thật tốt truyền thống 80 năm vẻ vang, anh hùng của Đảng bộ để xây dựng Đảng bộ Hưng Yên và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, trở thành Đảng bộ tiêu biểu của cả nước; với yêu cầu bảo đảm không ngừng tăng cường, củng cố đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ, hệ thống chính trị và khối đoàn kết toàn dân; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng được nâng cao; công tác xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị; các nguyên tắc tổ chức đảng và kỷ cương, kỷ luật trong Đảng được giữ vững, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Xây dựng đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín ngang tầm nhiệm vụ và dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám đột phá phát triển vì lợi ích chung; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền các cấp và của cả hệ thống chính trị, tạo bước phát triển mới của Đảng bộ về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, "thực sự là đạo đức, là văn minh", gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu; đủ uy tín và năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tôi tin tưởng và mong muốn rằng, với truyền thống lịch sử vẻ vang của một vùng đất văn hiến, giàu truyền thống cách mạng và anh hùng; với những thành tựu to lớn đã đạt được, cùng với khát vọng phát triển và quyết tâm mới, khí thế mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên sẽ đoàn kết chặt chẽ, chung sức, đồng lòng, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra, xây dựng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững; góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Chúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hưng Yên ngày càng phát triển, tiến bộ và đạt được nhiều thành công mới to lớn hơn nữa; quê hương ta ngày càng Hưng và ngày càng Yên hơn nữa!

Chúc Hưng Yên tiến thật xa Hưng Yên như thế mới là Hưng Yên! Chúc các vị đại biểu, các đồng chí và toàn thể nhân dân tỉnh nhà mạnh khoẻ, hạnh phúc và thắng lợi!

Một loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết ở Hưng Yên. Bánh có nguồn gốc ở làng Gàu, Văn Giang, Hưng Yên, được làm bằng gạo nếp cái hoa vàng và đồ nếp cho đến khi chín. Nhân được làm từ đỗ xanh với thịt ba chỉ, làm cho vị bánh dẻo quẹo, đỗ xanh mềm mịn thơm nồng khó quên.

Không giống nhiều loại bánh dày truyền thống khác, bánh dày làng Gàu được làm từ loại gạo trên chính mảnh đất làng Gàu, dùng nước giếng làng ngâm. Vẫn là các nguyên liệu, gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh nhưng dưới bàn tay của người dân làng Gàu, bánh dày có hương vị thật đặc biệt.

Hưng Yên được mệnh danh kinh đô của các loại nhãn, với những trái nhãn lồng có vị ngon bậc nhất ít nơi sánh bằng. Tương truyền xa xưa ở chùa Hiến thuộc tỉnh Hưng Yên, có một cây nhãn xum xuê cành lá, năm nào cũng sai quả mã đẹp khác thường, được người dân gọi là nhãn tổ. Cây nhãn này đã được hơn 300 tuổi, quả tròn, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt đượm, hương thơm mát quả to. Hiện nay, loại nhãn này cũng được nhân giống và trồng phổ biến ở một số vùng khác trong tỉnh.

Nếu đến Hưng Yên vào các tháng khác, bạn vẫn có thể thưởng thức nhãn lồng khô hay còn gọi là long nhãn và đây cũng được xem là đặc sản Hưng Yên làm quà nổi tiếng nhất. Bởi những trái nhãn tươi có thời gian bảo quản được ngắn, nên người dân nơi đây đã áp dụng công nghệ sấy khô phần cùi nhãn để kéo dài thời gian bảo quản. Long nhãn Hưng Yên sấy khô vẫn giữ được hương vị thơm đặc trưng và ngọt sắc gấp 10 lần nhãn tươi.

Ngoài ra long nhãn còn là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn như chè sen, chè dưỡng nhan, canh sâm bổ lượng và trà long nhãn.. Vì vậy lựa chọn long nhãn Hưng Yên làm quà tặng là một lựa chọn hoàn hảo cho quý khách khi muốn gửi gắm chút tình từ Phố Hiến đi xa.

Tương bần là sự lựa chọn số một khi mua đặc sản Hưng Yên làm quà. Loại tương này, từ xa xưa đã được xem như sản vật tiến vua, không phải ai cũng được thưởng thức. Ngày nay, tương bần trở nên phổ biến hơn, hương vị vẫn đậm đà, không nhiều đổi thay. Món ẩm thực Hưng Yên này được người dân chế biến rất công phu và đòi hỏi nhiều thời gian. Một mẻ tương ngon kéo dài trong hai tháng với điều kiện thời tiết phải nắng ráo.

Tương bần sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối tinh. Trải qua quá trình ủ mốc gạo nếp, ngả đỗ và ủ tương sẽ cho ra một vại tương bần thơm ngon hảo hạng. Tương bần chấm với bánh đúc hay tái dê thì quả thực khó cưỡng nổi vị giác.

Bánh răng bừa, bánh tẻ Văn Giang

Bánh tẻ đặc sản Văn Giang, Hưng Yên được kết hợp từ nhiều nguyên liệu bình dị của làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ, từ những nguyên liệu chính trong các bữa ăn như thịt, mộc nhĩ, hành, đỗ xanh… nhưng lại gây thương nhớ cho những thực khách nào đã từng thưởng thức.Cũng như những nơi khác bánh răng bừa Văn Giang trải qua khá nhiều công đoạn. Gạo tẻ ngon đem ngâm vài tiếng rồi xay nhuyễn với nước vôi trong thành bột nước. Tiếp theo, các nghệ nhân đem bột nước đun dưới ngọn lửa liu riu, khuấy đều tay cho bột sánh mịn để đạt độ chớm chín, mà nhiều người gọi là chín dở, rồi bắc ra, khuấy đều cho bột không bị vón, để nguội rồi làm bánh.

Việc khuấy bột này dành cho người tay khỏe, vì đó là công đoạn quyết định sự thành công của mẻ bánh. Bột phải chín dở nhưng đều, không vón, không sượng. Sự kết hợp giữa thứ bột dẻo thơm, nhân bánh béo ngậy và lá dong đã đưa những chiếc bánh răng bừa Văn Giang đến khắp mọi miền của đất nước. Nếu có dịp đến với thị trấn Văn Giang, hãy ghé đến thăm và thưởng thức món bánh răng bừa, một loại đặc sản mà chỉ có đến Văn Giang thực khách mới có thể cảm nhận được hết vị ngon của sản vật đồng quê.

Chả gà Tiểu quan là một đặc sản Hưng Yên được du khách yêu thích khi tới đây. Món ăn này được người dân khéo léo làm nên với một quy trình tỉ mỉ. Từ việc chọn gà làm chả cũng phải là loại gà nạc, thịt chắc. Sau đó được lọc hết xương, xay nhuyễn với mỡ chài lợn, phết lên mo cau nướng qua. Chả phải nướng bằng than củi để có độ thơm đặc biệt. Thành phẩm là những miếng chả gà vàng óng, thơm ngậy. Món đặc sản này thường được người làng Tiểu Quan làm nhiều vào dịp giáp Tết, khí hậu se lạnh. Uống chén rượu, ăn miếng chả gà quả thực hết ý.

Nếu muốn thưởng thức những món ăn chỉ có ở Hưng Yên thì bạn nhất định không thể bỏ qua 4 đặc sản này.

được ký hiệu mã số đầu là 89 được quy định tại Phụ lục số 02 về Ký hiệu biển số xe ô tô - mô tô trong nước Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA và Thông tư số 36/2010/TT-BCA

Biển số xe máy Hưng Yên sẽ được áp dụng biển số xe 5 số và sử dụng những ký hiệu chữ cái riêng để phân biệt biển số theo từng huyện, thành phố.