Tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Pháp (phần 1/3)*
Tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Pháp (phần 1/3)*
HAGL thảm bại trước Bình Dương là điều khó ngờ tới, nhưng với những gì mà đội bóng phố Núi sở hữu có lẽ thất bại trên cũng là chuyện bình thường.
HLV Hoàng Anh Tuấn đánh giá, nếu Võ Hoàng Minh Khoa chơi rực sáng như trận Bình Dương 4-1 HAGL ở vòng 6 V-League, đường lên tuyển Việt Nam rất rộng mở.
Tiến Linh tỏa sáng với cú đúp giúp B.Bình Dương ngược dòng hạ HAGL 4-1, ở vòng 6 LPBank V-League. Tuy nhiên, niềm vui của đội bóng đất Thủ không trọn vẹn khi đội trưởng của họ và ĐT Việt Nam rời sân bằng cáng dù trận đấu chưa kết thúc.
Bầu Đức khẳng định theo đuổi tới cùng để đòi lại danh dự cho HAGL sau phán quyết cấm chuyển nhượng từ FIFA do bị ngoại binh Martin Dzilah tố 'bùng tiền'.
Thép Xanh Nam Định giành chiến thắng sát nút 2-1 trước chủ nhà Hải Phòng, ở trận đấu sớm nhất vòng 6 LPBank V-League, tối 1/11.
Bạn muốn du học Bằng thạc sĩ ngành Hóa học? Dưới đây là công cụ giúp bạn tìm các chương trình học toàn thời gian, online và cả học từ xa trên thế giới. Chọn trường bạn thích tại Đức hoặc thử dùng công cụ tìm khóa học để lọc ra chương trình học phù hợp với bạn nhất.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Vị trí tỉnh Thanh Hóa trên bản đồ Việt Nam
Thanh Hóa là tỉnh ven biển cực bắc vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam.[4] Tỉnh lỵ của tỉnh là thành phố Thanh Hóa.
Thanh Hóa là 1 trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistic, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; 1 cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc Việt Nam.[5]
Thanh Hóa là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên[6] và đồng thời là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung.[7]
Địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá:
Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của Cục Bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông.
Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.120,6 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².
Cách đây khoảng 6.000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã phát triển.[9]
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên những phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh miền Trung, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra 1 phần (phía Bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa nóng lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 23,8°-24,5 °C. Về ngôn ngữ, người Thanh Hóa có âm vực giống với phương ngữ Bắc Bộ và khác về cách phát âm các từ (ví dụ: người Bắc nói "chị" thì người Thanh Hóa nói là "chậy") và sử dụng các từ ngữ của phương ngữ Nghệ - Tĩnh.
Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 23 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ Mú,[10] trong đó có khoảng 855.000 người sống ở thành thị.[11] Năm 2005, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.[9]
Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, những đồi núi cao trên 1000 m đến 1500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của tỉnh. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền:
+Miền núi và trung du: Miền núi và trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền trung du chiếm 1 diện tích bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó những nhà nghiên cứu đã không tách miền trung du của Thanh Hóa thành 1 bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là 1 phần không tách rời của miền núi nói chung.
+Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Cẩm Thủy, Thạch Thành và Ngọc Lặc. Vùng đồi núi phía Tây có khí hậu mát hơn, lượng mưa lớn hơn nên có nguồn lâm sản dồi dào hơn, và có tiềm năng thủy điện, trong đó sông Chu và các phụ lưu có những điều kiện để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp hơn, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển.
Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ 3 của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của 1 đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m.
Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Nghi Sơn, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm Sầm Sơn, có những vùng đất đai[12] thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).
Thanh Hóa có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khoáng sản: đá granit và marble, đá vôi làm xi măng, sét làm xi măng, crôm, quặng sắt, secpentin, đôlômit, ngoài ra có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.[13]
Các di chỉ khảo cổ cho thấy người Việt đã sống ở đây cách nay 6.000 năm. Thời kỳ dựng nước nó là bộ Cửu Chân và bộ Quân Ninh của nước Văn Lang.
Thời Nhà Hán chính quyền đô hộ Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân. Thời Tam Quốc, nhà Đông Ngô trực tiếp cai trị. Sau khi tách quận Cửu Chân thành 2 quận Cửu Chân và Cửu Đức thì thuộc quận Cửu Chân mới gồm đất Thanh Hóa sau này và Ninh Bình. Cửu Chân bị chia làm 7 huyện: Tư Phố, Di Phong, Cư Phong, Trạn Ngô, Kiến Sơ, Phù Lạc, Thường Lạc, Tùng Nguyên. Sang đến thời nhà Lương, Lương Võ Đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu. Đến thời Nhà Tùy gọi là Cửu Chân quận.
Ở thời Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái Châu. Ở thời Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, đến đời Lý Thái Tông niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 (1029) thì đổi tên Ái Châu thành phủ Thanh Hoá. Danh xưng Thanh Hóa bắt đầu từ đây.
Năm 1242, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hóa phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông - năm 1397) đổi làm trấn Thanh Đô. Trấn Thanh Đô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là: Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, Yên Định, Lương Giang. 3 châu bao gồm: châu Thanh Hóa gồm huyện Nga Lạc, huyện Tế Giang, huyện Yên Lạc, huyện Lỗi Giang; châu Ái gồm huyện Hà Trung, huyện Thống Bình, huyện Tống Giang, huyện Chi Nga; châu Cửu Chân gồm huyện Cổ Chiến, huyện Kết Thuế, huyện Duyên Giác, huyện Nông Cống.
Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện: châu Thanh Hóa (gồm Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang); châu Ái (gồm: Hà Trung, Thống Bình, Tống Giang, Chi Nga); châu Cửu Chân (gồm: Cổ Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác, Nông Cống); huyện Cổ Đằng, huyện Cổ Hoằng, huyện Đông Sơn, huyện Vĩnh Ninh, huyện Yên Định, huyện Lương Giang, huyện Cổ Lôi.
Năm 1403, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi:
Sau khi Nhà Hồ thất thủ, Nhà Minh cai trị Đại Việt, lại đổi lại làm phủ Thanh Hóa như cũ, đặt thêm 2 huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên. Về địa giới vẫn không đổi.[14]
Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Hậu Lê cầm quyền. Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hóa, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo "Thiên Nam dư hạ tập" lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu.
Thời Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa (Thanh Hoa), gồm phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm). Xứ Thanh Hoa thời Nhà Lê với 6 phủ:
Sau khi Nhà Nguyễn lên nắm quyền, vào năm Gia Long thứ nhất (1802), đổi gọi là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Thanh: trong sạch, Hoa: tinh hoa). Đến năm Thiệu Trị thứ ba (1843), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa.[16]
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các cấp hành chính là châu, phủ, quận bị bãi bỏ. Tỉnh Thanh Hóa lúc này có 21 đơn vị hành chính gồm thị xã Thanh Hóa và 20 huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hóa, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Vĩnh Lộc, Yên Định.
Năm 1963, thành lập thị trấn Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa từ thị trấn Sầm Sơn cũ thuộc huyện Quảng Xương.[17][18]
Ngày 25 tháng 2 năm 1965, huyện Triệu Sơn được thành lập trên cơ sở tách 13 xã thuộc huyện Thọ Xuân và 20 xã thuộc huyện Nông Cống.[19][20]
Từ cuối năm 1967, thị trấn Sầm Sơn tạm thời trực thuộc huyện Quảng Xương,[21] đến gần cuối năm 1968 thì trở lại trực thuộc tỉnh.[22]
Ngày 29 tháng 6 năm 1977, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 140-BT về việc thành lập thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa từ một phần huyện Hà Trung.[23]
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn thành huyện Trung Sơn; hợp nhất 2 huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành thành huyện Vĩnh Thạch; hợp nhất 2 huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc thành huyện Lương Ngọc; hợp nhất huyện Yên Định và 15 xã của huyện Thiệu Hóa ở tả ngạn sông Chu thành huyện Thiệu Yên; hợp nhất huyện Đông Sơn và 16 xã còn lại của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu thành huyện Đông Thiệu.[24]
Ngày 18 tháng 12 năm 1981, thành lập các thị xã Bỉm Sơn và Sầm Sơn từ 2 thị trấn cùng tên và một phần các huyện Trung Sơn, Quảng Xương.[25]
Ngày 30 tháng 8 năm 1982, chia các huyện Lương Ngọc, Trung Sơn, Vĩnh Thạch thành các huyện như cũ; đổi tên huyện Đông Thiệu thành huyện Đông Sơn mà vẫn giữ nguyên địa giới.[26]
Ngày 1 tháng 5 năm 1994, chuyển thị xã Thanh Hóa thành thành phố Thanh Hóa.[27]
Ngày 18 tháng 11 năm 1996, chia huyện Quan Hóa thành 3 huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát; chia huyện Như Xuân thành 2 huyện: Như Xuân và Như Thanh; hợp lại 16 xã thuộc huyện Đông Sơn ở hữu ngạn sông Chu và 15 xã thuộc huyện Thiệu Yên ở tả ngạn sông Chu thành huyện Thiệu Hóa; đổi tên huyện Thiệu Yên thành huyện Yên Định.[28]
Ngày 19 tháng 4 năm 2017, chuyển thị xã Sầm Sơn thành thành phố Sầm Sơn.[29]
Ngày 1 tháng 6 năm 2020, chuyển huyện Tĩnh Gia thành thị xã Nghi Sơn.[30]
Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa.[31]
Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có 26 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 22 huyện với 547 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 32 thị trấn, 63 phường và 452 xã.[31] Đây là tỉnh có số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhiều nhất cả nước, đồng thời là tỉnh thành có nhiều thị trấn nhất cả nước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2%.[33] Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xếp ở vị trí thứ 24/63 tỉnh thành.[34]
Tính đến thời điểm năm 2018, Thanh Hóa có 7 khu công nghiệp tập trung và phân tán:
Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.842 ha đất nông nghiệp (chiếm 21,6% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh)[35] đang được sử dụng, khai thác.
Theo số liệu thống kê năm 2014 toàn tỉnh Thanh Hóa có diện tích đất lâm nghiệp 626.576,1 ha.[38] Diện tích che phủ rừng tới năm 2013 đạt 51%. Tài nguyên giá trị thực vật của rừng Thanh Hóa đa dạng sinh học về bảo tồn nghiên cứu cũng như có tiềm năng khoang nuôi tái sinh phục hồi các loài cây bản địa: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, giổi, de, chò chỉ... Các loại thuộc tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre,... Nguồn lâm sản ngoài gỗ có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ... Rừng trồng phát triển kinh tế có các loại cây lâm nghiệp: luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 71.000 ha (chiếm 55% diện tích luồng toàn Việt Nam)[39].
Phát triển lâm nghiệp tổng hợp của Thanh Hóa theo xu hướng kết hợp bảo tồn, nghiên cứu, giáo dục và du lịch sinh thái có các khu rừng đặc dụng: vườn quốc gia Bến En, vườn quốc gia Cúc Phương (địa phận huyện Thạch Thành), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, khu sinh thái đảo Hòn Mê. Lâm nghiệp Thanh Hóa cũng phát triển đa dạng hơn với nghề chăn nuôi động vật hoang dã: Hươu, nai, gấu, hổ[40].
Thanh Hóa có 102 km[35] bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km², với những bãi cá, bãi tôm. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch. Tính đến năm 2014 tỉnh Thanh Hóa có 7.308 tàu đánh bắt cá ngoài khơi.[37]
Với sự thay đổi về diện mạo đô thị, ngành dịch vụ - thương mại của thành phố Thanh Hóa đã có bước phát triển về quy mô, loại hình và chất lượng, qua đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng. Kết quả đó đang là nền tảng để thành phố Thanh Hóa bứt phá trở thành trung tâm dịch vụ - thương mại hàng đầu của khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ: các công trình đi vào hoạt động như: Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom Plaza và Khách sạn Vinpearl Thanh Hóa, Siêu thị Co.opmart, các siêu thị điện máy, Khách sạn Central, chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn, hệ thống siêu thị Vinmart và Trung tâm thương mại Aeon Mall đang chuẩn bị xây dựng. Sự ra đời của trung tâm thương mại và các siêu thị, cửa hàng tiện ích còn tạo động lực đẩy mạnh "làn sóng" đầu tư[41] của các doanh nghiệp vào việc phát triển chợ trên địa bàn thành phố.
Thanh Hóa là quê hương của những nho sĩ. Trong thời kỳ phong kiến Thanh Hóa có 2 trạng nguyên, hàng trăm tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa (xếp thứ 7 toàn quốc sau Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên).[42]
Năm 2008, trong kì thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học, Thanh Hóa có nhiều thủ khoa nhất nước.[43]
Tỉnh Thanh Hóa có hơn 2.000 cơ sở giáo dục. Năm học 2020 - 2021, tỉnh có hơn 870.000 học sinh, sinh viên, học viên.[44]
Tính đến ngày 31/12/2022, tỉnh Thanh Hóa có quy mô dân số là 4.357.523 người (bao gồm dân số thường trú là 4.209.293 người, dân số tạm trú quy đổi là 148.230 người). Tỷ lệ đô thị hóa tính theo dân số quy đổi là 38,02%.[2]
Tính đến ngày 01/04/2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 1.824127 người (50,11%). Về mật độ dân số của tỉnh là 328 người/km², tăng 22,6 người/km² và xếp thứ 28/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tỷ số giới tính (số nam trên 100 nữ) tăng từ 95,6% (năm 1999) lên 98,0% (năm 2009), tương đương với mức chung của cả nước.[45]
Tính đến ngày 01/04/2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 159.466 người, nhiều nhất là Công giáo có 149.990 người, tiếp theo là đạo Tin Lành có 7.890 người, Phật giáo có 1.447 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 95 người, đạo Cao Đài có 23 người, Minh Sư đạo có 14 người, Phật giáo Hòa Hảo có 4 người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 2 người và 1 người theo Minh Lý đạo.[46]
Các lễ hội như lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Sòng...
Những năm thời kỳ Đổi Mới có Phùng Gia Lộc là tên tuổi viết về nông thôn Thanh Hóa, trong đó Cái đêm hôm ấy... đêm gì[1] là bút ký gây được tiếng vang trên văn đàn nước nhà.
Đến Thanh Hóa du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản của xứ Thanh như: nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyện Thọ Xuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện Thiệu Hóa), bánh đa cầu Bố (thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân, thịt trâu nấu lá lồm, chim mía (huyện Thạch Thành), hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá tràu từ các huyện, thị xã, thành phố ven biển Sầm Sơn, Nghi Sơn, Nga Sơn.[47]
Kết thúc năm 2014 thể thao Thanh Hóa xếp 4/65 tại đại hội thể dục thể thao toàn Việt Nam dành cho toàn bộ 63 tỉnh thành và 2 ngành lớn quân đội, an ninh.[48]
Các khu du lịch, di tích lịch sử và danh thắng của tỉnh:
Thanh Hóa có 10 ga tàu hỏa trong đó có 1 ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Nam là ga Thanh Hóa. Có 7 tuyến đường bộ huyết mạch của tỉnh: Quốc lộ 1, quốc lộ 10, quốc lộ 15, quốc lộ 45, quốc lộ 47, quốc lộ 217 và đường Hồ Chí Minh), xa lộ xuyên Á (AH1) chạy qua Thanh Hóa trên Quốc lộ 1 với chiều dài 98,8 km và Đường cao tốc Bắc - Nam Phía Đông. Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km;[49] đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT.[50]
Vận tải công cộng, đến năm 2021, Thanh Hóa đã phát triển mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.[51]
(Thành phố Thanh Hóa - Thị trấn Thường Xuân)
Tuyến số 1: Ga Thanh Hóa - Bưu điện tỉnh - Môi - Sầm Sơn - Cảng Hới và ngược lại
Tuyến số 2: Vĩnh Lộc - Ngã ba Kiểu - Quán Lào - Vạn Hà - Bến xe phía Tây - Bờ Hồ - Cầu Cốc - Môi - Sầm Sơn và ngược lại
Tuyến số 3: Hàm Rồng - Lưu Vệ - Chợ Kho - Khu kinh tế Nghi Sơn và ngược lại
Tuyến số 4: Đại học Hồng Đức - đường Quang Trung - khách sạn Mường Thanh - Đường Võ Nguyên Giáp - Làng SOS (Quốc lộ 47) - Big C Thanh Hóa - Đại lộ Lê Lợi - Chợ Vườn Hoa - Bưu điện Tỉnh - đường Trần Phú - chợ Tây Thành - Ngã 4 Phú Sơn - Thị trấn Nhồi (Quốc lộ 47) - Ngã 3 Cầu Thiều - Thị trấn Giắt (Triệu Sơn) - Ngã 4 Dân Lực - Thị trấn Sao Vàng - Thị trấn Lam Sơn - Thị trấn Thường Xuân và ngược lại
Tuyến số 5: Đại học Hồng Đức – Đường Quang Trung – Khách sạn Mường Thanh – Đường Võ Nguyên Giáp – Trường PTTH chuyên Lam Sơn – Cầu Lai Thành – Chợ Vườn Hoa – Bưu điện tỉnh – Bệnh viện Hợp Lực – Quốc lộ 1 – Cầu Hoàng Long – Cầu Tào – Ga Nghĩa Trang – Đò Lèn – Chợ Bỉm Sơn – Nhà máy Xi măng và ngược lại
Tuyến số 6: Thành phố Thanh Hóa - Hoằng Quang – Thị trấn Bút Sơn – Hoằng Phụ và ngược lại
Tuyến số 7: Thành phố Thanh Hóa - Hà Trung - Ngã ba Hồ Vương và ngược lại
Tuyến số 8: Thành phố Thanh Hóa - Hà Trung - Vĩnh Lộc - Thạch Thành và ngược lại
Tuyến số 9: Thành phố Thanh Hóa - Ngã ba Chè - Thiệu Toán - Thị trấn Thọ Xuân - Đền thờ Lê Hoàn và ngược lại
Tuyến số 10: Chợ Vườn Hoa - Rừng Thông - Dân Lực - Thị trấn Thọ Xuân - Tứ Trụ - Mục Sơn và ngược lại
Tuyến số 11: Thành phố Thanh Hóa - Đa Lộc và ngược lại
Tuyến số 12: Làng cổ Đông Sơn - Bờ Hồ - Bến xe phía Nam - Lưu Vệ - Đường Thanh Niên - Khu Sô Tô và ngược lại
Tuyến số 13: Hoằng Trường - Nam Ngạn - Bờ Hồ - An Hưng - Thị trấn Nưa và ngược lại
Tuyến số 14: Bến xe TP Sầm Sơn - Khu sinh thái Quảng Cư và ngược lại
Tuyến số 15: TP Thanh Hóa - Chợ Kho - Nông Cống và ngược lại
Tuyến số 16: TP Thanh Hóa - Nông Cống - Như Thanh và ngược lại
Tuyến số 17: Hợp Lý - Sim - Giắt - TP Thanh Hóa - Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (chi nhánh Thanh Hóa) - TP Sầm Sơn và ngược lại
Tuyến số 18: Thiệu Duy - Thị trấn Thiệu Hóa - TP Thanh Hóa - Ngã ba đường tránh phía Nam thành phố và ngược lại
Tuyến số 20: Trại 5 (Thống Nhất) - Kiểu - Thị trấn Quán Lào - Thị trấn Thiệu Hóa - Thị trấn Rừng Thông - Chợ Tây Thành - Cầu Quán Nam và ngược lại
Trong phong trào kết nghĩa Bắc – Nam, ngày 12 tháng 3 năm 1960, Lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được tổ chức trọng thể tại thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Sau đó, các huyện, thị của hai tỉnh cũng lần lượt làm lễ kết nghĩa:[52]
Chiều ngày 29 tháng 5 năm 2023, tại Ủy ban nhân dân huyện Như Xuân đã diễn ra Lễ kết nghĩa giữa huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa) và huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam).[57][58]
Sáng 13 tháng 8 năm 2012, tại Thanh Hóa, 2 tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, đồng thời kỷ niệm 45 năm kết nghĩa và ký kết hợp tác phát triển giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn (1967 -2012).[59]
Hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương trong tỉnh được thúc đẩy:[60]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Hóa Sơn (chữ Hán giản thể: 华山, phồn thể: 華山; phanh âm: Huà Shān)[1][2] là một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc. Ngọn núi mang trong mình một ý nghĩa lịch sử to lớn về tín ngưỡng.[cần dẫn nguồn] Năm 1990, Hóa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Chữ Hán “华/華” có hai âm đọc là “hoa” và “hóa”. Trong tên gọi “华山/華山” của ngọn núi này chữ “华/華” phải đọc là “hóa” chứ không đọc là “hoa”.[1][3]
Hóa Sơn là một ngọn núi thuộc đoạn đông dãy Tần Lĩnh ở phía nam tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 100 km về phía đông. Hóa Sơn có năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất Nam Phong (ở phía nam) có tên Lạc Nhạn ("落雁") cao 2.154,9 m. Ngọn núi bao bọc bởi toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa và vì vậy mà có tên là "Hoa Sơn" (trong chữ Hán cổ, "hoa" và "hóa" tương thông với nhau). Đỉnh chính cao 2.083m, gọi là Thái Hóa Sơn hoặc Tây Nhạc. Hóa Sơn nổi danh là nơi nguy hiểm, thử thách tài nghệ của những dũng sĩ leo núi.
Được mệnh danh là đỉnh cao đạo giáo, bốn đỉnh chính của Hoa Sơn được bao bọc bởi những ngôi đền cổ, là địa điểm cầu nguyện và cúng bái từ ít nhất là thời Tần Thủy Hoàng vào những năm 200 trước Công nguyên. Những con đường mòn dẫn lên đỉnh núi thì dường như vẫn còn nguyên sơ như hàng ngàn năm trước.
Hóa Sơn nổi tiếng trên toàn thế giới với nhiều biệt danh như “Nấc thang lên thiên đường, địa ngục chỉ cách một bước”, “Đường mòn nguy hiểm nhất hành tinh”, “Con đường ván gỗ trên bầu trời”. Tất cả mọi người đều ấn tượng mạnh với những ván gỗ gồ ghề được ghim trực tiếp vào vách đá ở lưng chừng ngọn núi cao hơn 2.000 mét, không có bất kỳ hàng rào bảo vệ nào trong khi ngay bên dưới là vực thẳm.
Mặc dù tất cả du khách đều được thắt dây an toàn trước khi leo qua vách núi, đồng thời có một dây xích được gắn chắc chắn để mọi người bám vào, thế nhưng nhiều người vẫn không hề dám thử.
Được cho là nơi ở một thời của Lão Tử - triết gia nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc, Hóa Sơn có tầm quan trọng rất lớn đối với cộng đồng Đạo giáo của Trung Quốc với một số ngôi đền được gìn giữ từ rất nhiều đời nay. Trong khi đa số du khách hiện đại đến đây vì lý do du lịch thì đời sống tu viện vẫn còn tồn tại ở trên núi. Những người gác cổng chuyên chở thực phẩm và đồ dùng gia đình qua những cầu thang đá từ thị trấn bên dưới lên Hóa Sơn để cung cấp cho các tu viện cũng như các dịch vụ du lịch đã được xây dựng để phục vụ du khách.
Ngay cả những người không tôn giáo cũng có thể nghỉ lại trong các nhà khách nhỏ cạnh một số đền thờ, nhưng nếu bạn không muốn trải nghiệm sự khổ hạnh thì có thể lựa chọn một số khách sạn tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bất kể nghỉ lại đâu, bạn cũng nên mang theo đồ ăn nhẹ và nước uống để đảm bảo không phải trả rất nhiều tiền để mua ở trên núi. Tất cả hàng hóa ở trên đỉnh Hóa Sơn đều được đưa lên từ các thung lũng, việc những nhà hàng, khách sạn hoặc một số sạp hàng nhỏ đội giá lên trời là điều rất khó tránh khỏi.
Dáng vẻ của năm ngọn núi nổi tiếng này cũng thật phong phú không giống nhau hay trùng lặp. Thái Sơn như tọa (ngồi), Hành Sơn như phi (bay), Tung Sơn như ngọa (nằm), Hằng Sơn như hành (đi), Hóa Sơn như lập (đứng).
Trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, đây là nơi ba lần diễn ra Hóa Sơn luận kiếm và có một môn phái võ công nổi tiếng ở trên ngọn núi này.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Bản mẫu:Danh thắng quốc gia tại Trung Quốc