Đề Xuất Tăng Lương Hưu Năm 2025 Là Gì

Đề Xuất Tăng Lương Hưu Năm 2025 Là Gì

Không tăng lương hưu niềm vui sẽ giảm

Không tăng lương hưu niềm vui sẽ giảm

Đề xuất tăng lương hưu vào đầu năm 2026

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Minh Huân - nguyên thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - bày tỏ ủng hộ điều chỉnh tăng lương hưu cho người về hưu, đảm bảo lương hưu không bị trượt giá so với giá cả tiêu dùng, hấp dẫn người lao động tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội.

Song ông cho biết việc chi trả lương hưu vẫn cần một phần từ ngân sách cho nhóm người nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995. Sau thời điểm này, lương hưu mới được lấy từ quỹ hưu trí và tử tuất.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã tính toán kỹ các yếu tố liên quan để báo cáo Quốc hội ra nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và chủ trương chưa tăng lương hưu, trợ cấp năm 2025.

Tuy vậy theo ông Huân, Chính phủ vẫn có thể cân đối nguồn lực, khả năng của quỹ hưu trí và tử tuất cũng như xem xét tình hình kinh tế - xã hội thuận lợi hay không để báo cáo Quốc hội điều chỉnh tăng lương hưu.

Thời điểm tăng lương hưu có thể vào quý 4-2025 hoặc đầu năm 2026.

"Những năm qua, chúng ta điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp, qua đó mặt bằng lương đã cao hơn. Nhưng rõ ràng là nhu cầu đời sống nhiều người vẫn gặp khó khăn.

Do vậy nhiều người mong điều chỉnh tăng lên. Đây là mong muốn rất chính đáng", ông Huân cho hay.

Thảo luận tổ tại Quốc hội sáng 26/10, phó giáo sư Trần Hoàng Ngân (Trợ lý Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh), nhắc lại 4 ngày trước, Chính phủ muốn bảo đảm cân đối ngân sách đã kiến nghị năm 2025 chưa xem xét tăng lương hưu, lương khu vực công, trợ cấp ưu đãi người có công.

"Tôi chỉ ủng hộ một phần đề xuất này của Chính phủ", ông Ngân nêu quan điểm.

Ông giải thích từ ngày 1/7 năm nay, lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng nên lương của cán bộ công chức viên chức khu vực công "khá hơn một chút". Tuy nhiên, các cơ quan cần lưu ý đến tiền lương khu vực giáo dục, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, cũng như lương của đội ngũ y bác sĩ. "Tôi thấy tiền công các ca mổ quá thấp. Nhưng quan trọng hơn là lương hưu thấp lắm", ông Ngân phát biểu.

Vì vậy ông đề nghị Chính phủ có thể không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp an sinh xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công vào năm 2025. Ông cho rằng không tăng lương hưu, trợ cấp người có công thì niềm vui sẽ giảm vì đây là năm có nhiều ngày lễ lớn của dân tộc như kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, 80 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, 50 năm thống nhất đất nước. Tăng lương hưu và trợ cấp người có công còn giúp kích thích tiêu dùng.

Ngoài ra, ông cũng đề nghị tăng mức giảm trừ gia cảnh và nộp thuế thu nhập cá nhân để cải thiện thu nhập của người dân, hỗ trợ tăng trưởng.

Chung ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TP Hồ Chí Minh Trần Kim Yến cho rằng khi lao động đi làm, mức lương thưởng sẽ được hưởng theo kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, trí tuệ, nhưng khi về hưu không còn khoản này. Vì vậy, bà Yến đề nghị các cơ quan tiếp thu ý kiến cử tri, để có chính sách phù hợp cho những người hưởng lương hưu.

Nữ đại biểu cũng đề xuất bắt buộc các doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động làm nghề giao hàng (shipper). Hiện nay, quy định bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chỉ áp dụng với lao động có hợp đồng từ một tháng. Với các sàn thương mại điện tử, những người giao hàng đóng vai trò quan trọng, nhưng họ chỉ được coi là lao động phi chính thức.

Dù không có hợp đồng lao động chính thức nhưng mối quan hệ giữa người giao hàng và các sàn thương mại điện tử có ràng buộc. Họ phải đạt được mức chỉ số nhất định mới được hưởng mức lương, thưởng tương xứng. Vì vậy, hợp đồng lao động cần nhìn nhận không chỉ là văn bản ký kết giữa hai bên mà còn bao gồm cả thỏa thuận về chỉ số hiệu quả công việc và lương thưởng.

"Đội ngũ lao động này nếu không được tham gia bảo hiểm bắt buộc thì về lâu dài, khi họ về già không làm được công việc này nữa sẽ là gánh nặng cho xã hội", bà Yến phân tích.

Trước đó từ ngày 1/7, khoảng 3,3 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng 15%. Người hưởng lương hưu trước năm 1995 sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng một tháng thì tăng 300.000 đồng. Người có mức hưởng mỗi tháng từ 3,2 đến dưới 3,5 triệu thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng. Trợ cấp ưu đãi người có công lên gần 2,79 triệu đồng một tháng; trợ giúp xã hội là 500.000 đồng một tháng.

Từ năm 1995 đến hết 2023, Quốc hội, Chính phủ đã 23 lần điều chỉnh lương hưu. Hiện mức bình quân của người hưởng lương hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội là 5,6 triệu đồng/tháng; người hưởng lương hưu từ ngân sách nhà nước là 4,7 triệu đồng/tháng.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói vừa qua dù khó khăn nhưng Chính phủ đã dành nguồn lực khoảng 700.000 tỷ đồng, đến năm 2026 là 930.000 tỷ đồng cho điều chỉnh tiền lương. Thực hiện chính sách tiền lương và trợ cấp bảo hiểm, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp cho người có công cần một khoản nguồn rất lớn. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn bất cập và Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị.

Bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết tới đây, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục rà soát một số nhóm còn bất cập trên thực tiễn như nhân viên hành chính sự nghiệp, giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, nhân viên y tế. Chính phủ sẽ rà soát tổng thể để đề nghị điều chỉnh phụ cấp cho phù hợp theo tinh thần nghị quyết của Trung ương, kết luận của Bộ Chính trị.

"Làm sao bảo đảm với những nhóm đặc thù cần có sự quan tâm, ưu tiên hơn, bảo đảm được đời sống của họ tốt hơn", bà Trà nhấn mạnh.

Đây là đề nghị của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 4/11 về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn TP.HCM, đề nghị quan tâm đến việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong năm 2025. Bởi năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của dân tộc, vì thế đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm đề xuất Quốc hội về vấn đề này.

“Chúng ta có thể không tăng lương khu vực công trong năm tới, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Trước đó, báo cáo Quốc hội hôm 22/10 thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đồng tình với việc chưa xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tăng lương khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp người có công.

Cũng quan tâm đến chế độ chính sách cho người cao tuổi, đại biểu Nguyễn Minh Tâm, đoàn tỉnh Quảng Bình, cho biết Việt Nam đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già hóa dân số.

Trước áp lực ngày càng gia tăng của hệ thống hưu trí và y tế sẽ tạo thêm những thách thức lên nguồn tài chính của quốc gia. Hệ thống chăm sóc cho người tuổi cao, sức yếu cũng sẽ sớm trở thành mối quan ngại.

Đại biểu cho biết cả nước có trên 16 triệu người cao tuổi, chiếm hơn 16% dân số, nhưng chỉ có khoảng 5,4 triệu người được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp người có công, và trợ cấp xã hội.

Như vậy, còn khoảng hàng triệu người cao tuổi chưa được hưởng chính sách trợ cấp xã hội. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ có cơ chễ hỗ trợ người cao tuổi tham gia thị trường lao động công bằng, hợp lý là cần thiết, giảm gánh nặng an sinh cho xã hội.

“Chính sách việc làm cần hướng tới tăng cường sự tham gia của người cao tuổi đối với thị trường lao động. Cụ thể, cần quy định tối đa số giờ, mức lương tối thiểu phải trả cho người cao tuổi tham gia lao động, chính sách cho vay vốn, học nghề đối với người cao tuổi có mong muốn khởi nghiệp”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm góp ý.

Bên cạnh đó, theo đại biểu, đã đến lúc quy hoạch việc làm phải được chú trọng, trong đó ưu tiên công việc đặc thù cho người già. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng và số lượng cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi, đại biểu đề nghị khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác chăm sóc người cao tuổi.

Đơn cử như cần miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phát triển nhà ở dưỡng lão trong một số năm đầu hoạt động, nhằm giảm chi phí và rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp này.

Hay cung cấp các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp muốn đầu tư xây dựng và vận hành nhà dưỡng lão; tạo quỹ hỗ trợ từ Chính phủ để cung cấp các khoản tài trợ, hoặc bảo lãnh tín dụng cho các dự án phát triển nhà dưỡng lão.

Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam, thông qua các chính sách ưu đãi về thuê đất, chính sách thuế, phí, cải cách thủ tục hành chính.

Khuyến khích mô hình hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực đầu tư chăm sóc người cao tuổi, tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này. Đặc biệt có quy định về việc huy động vốn của người cao tuổi trong dự án dưỡng lão, đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi...

Liên quan đến chính sách trợ cấp, bảo hiểm cho người lao động, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn tỉnh Hải Dương, đề cập thêm đến vấn đề chế độ cho người lao động là hộ kinh doanh đã tham gia bảo hiểm xã hội.

Đại biểu cho biết tại Nghị quyết số 142/2024 ngày 29/6/2024 của Quốc hội, đã giao Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chủ hộ kinh doanh, đã tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (1/7/2025). Việc này để làm căn cứ giải quyết chế độ bảo hiểm cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, chế độ hưởng bảo hiểm của chủ hộ kinh doanh cá thể thuộc đối tượng nói trên vẫn chưa được giải quyết, trong đó có nhiều người đã đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và đến thời gian được hưởng chế độ hưu trí.

“Việc chậm trễ này ít nhiều đã ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với chính sách bảo hiểm nói chung, và gây khó khăn nhất định trong việc nỗ lực mở rộng mạng lưới bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hộ tự nguyện”, đại biểu đoàn Hải Dương nói.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện mọi thủ tục nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề này để người dân yên tâm.

Đây là đề nghị của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 4/11 về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn TP.HCM, đề nghị quan tâm đến việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong năm 2025. Bởi năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của dân tộc, vì thế đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm đề xuất Quốc hội về vấn đề này.

“Chúng ta có thể không tăng lương khu vực công trong năm tới, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Trước đó, báo cáo Quốc hội hôm 22/10 thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đồng tình với việc chưa xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tăng lương khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp người có công.

Cũng quan tâm đến chế độ chính sách cho người cao tuổi, đại biểu Nguyễn Minh Tâm, đoàn tỉnh Quảng Bình, cho biết Việt Nam đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già hóa dân số.

Trước áp lực ngày càng gia tăng của hệ thống hưu trí và y tế sẽ tạo thêm những thách thức lên nguồn tài chính của quốc gia. Hệ thống chăm sóc cho người tuổi cao, sức yếu cũng sẽ sớm trở thành mối quan ngại.

Đại biểu cho biết cả nước có trên 16 triệu người cao tuổi, chiếm hơn 16% dân số, nhưng chỉ có khoảng 5,4 triệu người được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp người có công, và trợ cấp xã hội.

Như vậy, còn khoảng hàng triệu người cao tuổi chưa được hưởng chính sách trợ cấp xã hội. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ có cơ chễ hỗ trợ người cao tuổi tham gia thị trường lao động công bằng, hợp lý là cần thiết, giảm gánh nặng an sinh cho xã hội.

“Chính sách việc làm cần hướng tới tăng cường sự tham gia của người cao tuổi đối với thị trường lao động. Cụ thể, cần quy định tối đa số giờ, mức lương tối thiểu phải trả cho người cao tuổi tham gia lao động, chính sách cho vay vốn, học nghề đối với người cao tuổi có mong muốn khởi nghiệp”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm góp ý.

Bên cạnh đó, theo đại biểu, đã đến lúc quy hoạch việc làm phải được chú trọng, trong đó ưu tiên công việc đặc thù cho người già. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng và số lượng cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi, đại biểu đề nghị khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác chăm sóc người cao tuổi.

Đơn cử như cần miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phát triển nhà ở dưỡng lão trong một số năm đầu hoạt động, nhằm giảm chi phí và rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp này.

Hay cung cấp các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp muốn đầu tư xây dựng và vận hành nhà dưỡng lão; tạo quỹ hỗ trợ từ Chính phủ để cung cấp các khoản tài trợ, hoặc bảo lãnh tín dụng cho các dự án phát triển nhà dưỡng lão.

Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam, thông qua các chính sách ưu đãi về thuê đất, chính sách thuế, phí, cải cách thủ tục hành chính.

Khuyến khích mô hình hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực đầu tư chăm sóc người cao tuổi, tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này. Đặc biệt có quy định về việc huy động vốn của người cao tuổi trong dự án dưỡng lão, đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi...

Liên quan đến chính sách trợ cấp, bảo hiểm cho người lao động, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn tỉnh Hải Dương, đề cập thêm đến vấn đề chế độ cho người lao động là hộ kinh doanh đã tham gia bảo hiểm xã hội.

Đại biểu cho biết tại Nghị quyết số 142/2024 ngày 29/6/2024 của Quốc hội, đã giao Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chủ hộ kinh doanh, đã tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (1/7/2025). Việc này để làm căn cứ giải quyết chế độ bảo hiểm cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, chế độ hưởng bảo hiểm của chủ hộ kinh doanh cá thể thuộc đối tượng nói trên vẫn chưa được giải quyết, trong đó có nhiều người đã đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và đến thời gian được hưởng chế độ hưu trí.

“Việc chậm trễ này ít nhiều đã ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với chính sách bảo hiểm nói chung, và gây khó khăn nhất định trong việc nỗ lực mở rộng mạng lưới bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hộ tự nguyện”, đại biểu đoàn Hải Dương nói.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện mọi thủ tục nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề này để người dân yên tâm.