Đề Xuất Tăng Lương Hưu 2025 Bao Nhiêu Phần Trăm Lương Cơ Bản

Đề Xuất Tăng Lương Hưu 2025 Bao Nhiêu Phần Trăm Lương Cơ Bản

Mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng

Mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng

Mức hưởng lương hưu tối thiểu từ ngày 1-7-2023 sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa: VGP

8 nhóm đối tượng được đề xuất tăng lương hưu và trợ cấp hằng tháng từ ngày 1-7-2023

Các đối tượng được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, gồm những người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước 1-7-2023. Đó là:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.

(2) Cán bộ cấp xã và người đang hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

(3) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; theo Quyết định trợ cấp cho người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; cho người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

(4) Cán bộ cấp xã đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

(5) Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng khi tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ.

(6) Công an đang hưởng trợ cấp hằng tháng do tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong công an đã thôi việc, xuất ngũ.

(7) Quân nhân, công an, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân, công an đang hưởng trợ cấp khi tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

(8) Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tuất hằng tháng trước 1-1-1995.

Ngoài ra, những người ở trên nghỉ hưu và hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1-1-1995 sau khi đã điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà vẫn dưới mức 3 triệu đồng/tháng thì cũng thuộc đối tượng được đề xuất điều chỉnh.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1-7-2023 sẽ thế nào?

Điều 2 Dự thảo Thông tư đề xuất cách tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng áp dụng từ ngày 1-7-2023 như sau:

+ Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6-2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo Thông tư đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ tháng 7-2023 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6-2023 x 1,125.

+ Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6-2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo Thông tư chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ tháng 7-2023 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6-2023 x 1,208.

* Bên cạnh đó, đối với người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2,7 triệu đồng/người/tháng thì đều đề xuất điều chỉnh tăng lên mức 3 triệu đồng/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước điều chỉnh + 300 nghìn đồng/tháng;

+ Đối với người có mức lương hưu, trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2,7 triệu đồng/người/tháng đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = 3 triệu đồng/tháng.

Không tăng lương hưu niềm vui sẽ giảm

Phát biểu thảo luận tổ sáng 26/10, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) cho rằng, cần tăng lương hưu, tăng trợ cấp cho người có công trong năm 2025. Bởi đây là năm có nhiều sự kiện kỷ niệm lớn và tăng lương hưu sẽ giúp tăng chi tiêu, thúc đẩy tăng trưởng.

Đại biểu cho hay, năm 2025 có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, như kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước...

"Nếu chúng ta không tăng lương hưu, trợ cấp cho người có công chắc chắn niềm vui sẽ giảm", ông Ngân băn khoăn.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Ảnh: Huy Thanh).

Liên quan đến vấn đề giảm thuế, duy trì các chính sách an sinh, ông Trần Hoàng Ngân đề nghị nhanh chóng điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân, trong đó tăng giảm trừ gia cảnh (hiện 11 triệu đồng đối với người chịu thuế, 4,4 triệu đồng đối với người phụ thuộc của người chịu thuế). Mức này quá thấp so với thu nhập của người dân, đặc biệt các đô thị lớn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (Đoàn Yên Bái) cho biết, nước ta đã kiểm soát rất tốt lạm phát khi thực hiện cải cách tiền lương.

Năm 2023, nước ta đã tăng 20,8% lương cơ sở, từ ngày 1/7/2024 tăng lên 30% lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khu vực công. Đồng thời, nước ta cũng điều chỉnh chế độ lương hưu, trợ cấp cho các đối tượng khác.

"Có thể nói bình thường khi tăng lương sẽ có dấu hiệu rất mạnh mẽ trong việc tăng giá, nhưng chúng ta kiềm chế được lạm phát này. Đây là một điều cực kỳ nỗ lực của cả hệ thống chính trị", bộ trưởng nêu.

Phân loại đối tượng hưởng lương hưu qua tài khoản

Đại biểu Âu Thị Mai (đoàn Tuyên Quang) đề cập đến vấn đề thanh toán tiền lương hưu, trợ cấp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đại biểu, thời gian qua các địa phương đã tích cực triển khai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt, góp phần thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng trục lợi chính sách, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích và thuận lợi nhất định, công tác chi trả lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng và chính sách trợ giúp xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

Đại biểu Âu Thị Mai (Ảnh: Hoa Lê).

Bởi, nhiều người hưởng lương hưu hàng tháng là người tuổi cao, già yếu, con cái ở xa hoặc không muốn phiền con cái; còn các đối tượng đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội... chưa tiếp cận công nghệ thông tin và sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

"Hơn nữa, mức lương hưu, trợ cấp của các đối tượng thấp, số lượng tiền trợ cấp hằng tháng không nhiều, nhất là đối tượng bảo trợ xã hội, vì vậy đa số các đối tượng mong muốn nhận trợ cấp bằng tiền mặt để chi tiêu ngay cho sinh hoạt hằng ngày", bà Mai cho biết.

Do đó, đại biểu đề nghị cần sớm có đánh giá tác động, từ đó phân loại các nhóm đối tượng hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp xã hội, nhằm xác định nhóm nào có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và có nhu cầu để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản một cách phù hợp, đồng thời có lộ trình cụ thể để bao phủ việc chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt.