Buổi thi thử sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm cảm giác thi TOEIC "thật trân" với hai kỹ năng Reading và Listening. Đây là cơ hội nhằm trang bị cho các bạn sinh viên các kiến thức và kĩ năng cần thiết về ngoại ngữ để phục vụ cho công việc học tập và làm việc. Đồng thời tạo sân chơi lành mạnh để thử thách kỹ năng và trình độ ngoại ngữ của các bạn sinh viên.
Buổi thi thử sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm cảm giác thi TOEIC "thật trân" với hai kỹ năng Reading và Listening. Đây là cơ hội nhằm trang bị cho các bạn sinh viên các kiến thức và kĩ năng cần thiết về ngoại ngữ để phục vụ cho công việc học tập và làm việc. Đồng thời tạo sân chơi lành mạnh để thử thách kỹ năng và trình độ ngoại ngữ của các bạn sinh viên.
Tiêu chí hiệu suất công việc là một yếu tố quan trọng để đánh giá nhân sự, giúp tổ chức nhìn nhận được sự đóng góp và năng suất trong công việc của họ. Đồng thời tìm ra những vấn đề về năng lực hoặc kỹ năng họ cần cải thiện hoặc phát triển hơn nữa. Bởi doanh nghiệp muốn thành công, họ cần những nhân viên nhanh nhẹn, hiệu quả và có năng suất.
Tuy nhiên, đánh giá hiệu suất cần phải được thực hiện một cách công bằng và minh bạch, đồng thời cũng cần phải có các tiêu chuẩn đánh giá được thiết lập trước đó để đảm bảo tính khách quan và đúng đắn. Ngoài ra, cần thực hiện định kỳ để giúp cho các tổ chức giám sát được tiến độ làm việc của nhân viên.
Nếu hiệu suất có thể bị đánh giá bằng định tính và chủ quan thì việc đạt được mục tiêu sẽ là tiêu chí đánh giá nhân viên phù hợp, bởi yếu tố này có thể định lượng được bằng một con số cụ thể, rõ ràng.
Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một doanh nghiệp, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó, tiêu chí này cũng có thể sử dụng để đánh giá nhân sự, cho thấy được năng lực và kỹ năng chuyên môn, khả năng làm việc nhóm và thậm chí là thể hiện được đạo đức nghề nghiệp.
Tự kỷ luật bản thân là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá nhân sự. Khi có tính kỷ luật cao, nhân viên có thể tự giác làm việc một cách hiệu suất, chất lượng, tự bản thân thúc đẩy mình làm việc chứ không cần quản lý nhắc nhở, chỉ bảo.
Kỹ năng làm việc nhóm cực kỳ quan trọng trong môi trường đòi hỏi tính sáng tạo. Làm việc nhóm hiệu quả cũng giúp tăng năng suất, đem lại sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn, đồng thời thúc đẩy tinh thần đội nhóm trong tổ chức.
Trong hoạt động đánh giá nhân sự, song song đó hãy đề cập đến yếu tố lãnh đạo trong các dự án, cuộc thảo luận, xem họ có chịu trách nhiệm và hướng cho nhóm đi đúng lộ trình hay không? Họ có tạo động lực và đối xử công bằng với tất cả mọi người hay không?
Kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc là điều cần thiết. Họ phải linh hoạt ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong công việc hằng ngày, biết phải làm gì nếu không có mặt của cấp trên ở đó. Khi đánh giá nhân viên, hãy xem xét đưa ra các tình huống để xem họ phản ứng như thế nào.
Nhân viên sẽ làm gì khi sản phẩm bị lỗi? Họ có biết cách đối mặt với những tranh chấp của khách hàng không? Sẽ làm gì khi nội bộ lục đục? Nếu không, hãy vẽ ra các bước để nhân viên có thể thực hiện trong quá trình đánh giá, xem cách giải quyết vấn đề hiệu quả sẽ như thế nào.
Kỹ năng giao tiếp cần thiết trong mọi khía cạnh của công việc, cuộc sống. Giao tiếp tốt trong môi trường làm việc giúp nhân viên dễ dàng truyền đạt thông tin, hiểu, tương tác với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Đánh giá nhân sự qua tiêu chí kỹ năng giao tiếp có thể giúp doanh nghiệp biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ, đồng thời cung cấp những giải pháp phù hợp giúp họ cải thiện trong thời gian tiếp theo.
Tiêu chí đánh giá nhân viên cũng nên bao gồm những yếu tố khách quan từ người ngoài như khách hàng, đồng nghiệp. Quản lý cấp trên có thể xem xét những ý kiến đóng góp từ những nhân viên cấp dưới. Nếu nhân viên ở vị trí là quan hệ khách hàng, có thể tiếp cận để hỏi ý kiến phản hồi trực tiếp từ khách hàng.
Lập mẫu đánh giá giúp đảm bảo tính nhất quán, với hầu hết nhân viên, họ mong muốn đưa vào biểu mẫu đánh giá những kết quả như hiệu suất, kỹ năng, chất lượng, thái độ, kỷ luật.
Ở mỗi lĩnh vực, nhà quản lý cần có nhiều đáp án để nhân viên dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, chẳng hạn như hài lòng, không hài lòng, rất hài lòng, chưa thực sự hài lòng.
Tuỳ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà có những đợt đánh giá nhân sự khác nhau. Thường thì nhiều tổ chức đánh giá nhân sự tầm 6 - 12 tháng 1 lần, đây là khoảng thời gian hợp lý để nhân viên thể hiện năng lực cũng như cải thiện bản thân.
Đây có thể là một cuộc gặp gỡ trò chuyện đơn giản giữa quản lý và nhân viên sau khi có kết quả đánh giá nhân sự. Mục đích của cuộc nói chuyện này là để đôi bên có thể trao đổi trực tiếp với nhau, nói rõ hơn về quá trình hoạt động, đối diện với những điểm thiếu sót cũng như đưa ra giải pháp để cải thiện.
Bên cạnh đó, buổi trao đổi này cũng nhằm giúp hai bên có thể lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhau, đặt ra mục tiêu, phúc lợi và phần thưởng nếu cải thiện, hoàn thành tốt trong tương lai.
Khi đánh giá nhân sự dựa trên cảm tính và ấn tượng chủ quan, người quản lý sẽ không thể đảm bảo tính khách quan, công bằng và chính xác. Điều này dễ gây ra sự bất mãn cho nhân viên, thậm chí là xung đột, cãi vã và thậm chí là sự rời đi.
Thay vào đó, cần đánh giá nhân sự dựa trên những yếu tố khách quan như kỹ năng, năng lực, hiệu suất làm việc, thái độ, đóng góp và sự tương tác. Quá trình đánh giá được thực hiện đúng cách, nhân viên sẽ có động lực và khích lệ bản thân đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Nghiệm thu kết quả đánh giá là đúc kết của cả một quá trình của nhân viên, hãy xem xét: Nên nhận xét những gì? Đưa ra lời nhận xét ra sao? Làm sao để thảo luận với nhân viên một cách hiệu quả nhất?
Phương pháp đánh giá nhân sự bằng chỉ số KPI được áp dụng phổ biến trong tất cả các phòng ban công ty. Doanh nghiệp cần đưa ra những chỉ số KPI phù hợp, rõ ràng để đo lường một cách chính xác, công tâm nhất. Phương pháp này được áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Đánh giá nhân sự là cơ hội đảm bảo mọi người hiểu rõ tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức, cũng như cách làm việc của họ phù hợp với bức tranh lớn của doanh nghiệp. Hiệu suất cá nhân thúc đẩy hiệu suất tổ chức.
Đánh giá nhân sự cho phép mỗi cá nhân hiểu về vai trò của họ trong tổ chức và có thể làm rõ những vấn đề mà bản thân thắc mắc. Khi nhân viên và người quản lý hiểu rõ và chịu trách nhiệm về công việc cụ thể của họ, mọi sự mơ hồ tại nơi làm việc sẽ bị loại bỏ.
Đôi khi mâu thuẫn trong nội bộ lại phát sinh từ chính việc đánh giá bất công, chủ quan, cảm tính, không minh bạch của người quản lý. Do đó, để tạo động lực, thúc đẩy nhân viên làm việc và cống hiến hết mình cho tổ chức, cần nhìn nhận, xem xét một cách khách quan, dựa vào năng lực, thái độ thực sự của nhân viên thông qua những tiêu chí cụ thể.
Kết quả không phải là yếu tố quyết định xem nhân viên đó có làm việc tốt, đáng tin cậy hay không. Chính vì vậy, cần đánh giá nhân sự một cách tổng quan về toàn bộ quá trình, đôi khi những yếu tố tác động đến kết quả cuối cùng lại đến từ những sự cố ngoài ý muốn.
Những buổi trao đổi, trò chuyện giữa nhân viên với quản lý sẽ là chất xúc tác cho mối quan hệ bền chặt giữa cấp trên và cấp dưới. Trong những cuộc trao đổi này, người quản lý có thể biết được những tâm tư nguyện vọng, khó khăn đang gặp phải và sự hỗ trợ đúng lúc của người quản lý. Trao đổi cũng giúp người quản lý rèn luyện kỹ năng đánh giá tốt hơn.