Hàm lượng Clo trong nước sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu vượt quá mức cho phép. Tại các thành phố lớn, lượng nước cấp cho sinh hoạt là từ các nhà máy nước. Do sử dụng nhiều Clo để khử trùng nước, cho nên hàm lượng Clo trong nước sinh hoạt có sự thay đổi.
Hàm lượng Clo trong nước sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu vượt quá mức cho phép. Tại các thành phố lớn, lượng nước cấp cho sinh hoạt là từ các nhà máy nước. Do sử dụng nhiều Clo để khử trùng nước, cho nên hàm lượng Clo trong nước sinh hoạt có sự thay đổi.
Khi kiểm tra tính chất nước, thường thì nguồn nước máy sẽ có lượng tồn dư Clo nhiều. Do đó, nên sử dụng máy Ozone công suất 1g/h trở lên là hợp lý. Khi sục khí Ozone trực tiếp vào bồn chứa nước khí Ozone sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn Clo và mùi lạ. Đồng thời, các mùi khó chịu khác có trong nước cũng được loại bỏ.
Ngoài ra, khí Ozone có tác dụng tiệt trùng, khử độc, khử chất hóa học cho nguồn nước rất tốt. Nhưng do chi phí lắp đặt máy Ozone đang ở mức khá cao. Cho nên, tại Việt Nam thì chưa được áp dụng công nghệ này nhiều.
Nếu hàm lượng Clo có trong nước máy, nước sinh hoạt quá nhiều hay quá ít cũng đều gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Tùy vào thời gian tiếp xúc, sử dụng nước mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau.
Hàm lượng Clo trong nước sinh hoạt thấp dưới tiêu chuẩn (0,3mg/lít) dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi sinh…Tùy cấp độ mà người uống phải nước này có thể bị khó chịu, đau bụng,…
Còn lượng Clo trong nước sinh hoạt vượt quá tiêu chuẩn (0,5mg/lít) hay còn gọi là Clo dư trong nước. Nó sẽ gây ngộ độc tùy mức độ nặng hay nhẹ. Triệu chứng khi nhiễm Clo cấp tính như: tức ngực, ho, khó thở,… Cấp độ nhẹ hơn đó là các bệnh ngoài da, bong tróc, khô, nứt nẻ, sần sùi,…
Như vậy, Clo dư chính là hàm lượng Clo dư trong nước thủy cục (nước máy) sau một khoảng thời gian sử dụng. Lượng Clo dư sẽ đi vào cơ thể khi ăn uống trực tiếp, tích tụ lâu dần và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Do vậy, chúng ta cần phải có những cách khử Clo dư trong nước hiệu quả.
Nhằm chủ động bảo vệ, hạn chế những tác hại xấu từ nguồn nước không đảm bảo an toàn gây nên.
Có thể bạn chưa biết đến công dụng khử Clo của Vitamin. Vì thông thường chúng ta chỉ xem nó như một loại thực phẩm chức năng. Hình dạng viên nén, hòa tan trong nước uống, để cung cấp lượng Vitamin C cần thiết cho cơ thể. Trong việc xử lý nước, vì Vitamin C không độc, không làm giảm nồng độ và các chất dinh dưỡng có trong nước. Bên cạnh đó, nó cũng rất dễ mua tại các điểm bán thuốc tây hầu như tiệm nào cũng có. Cho nên bạn có thể khử Clo bằng cách:
Viên Vitamin C đem đi nghiền nát, sau đó hòa tan vào đồ đựng nhỏ, đổ vào bể hoặc nơi chứa nước. Liều lượng: 1 viên Vitamin C 500mg dùng cho 1000 lít nước (1 mét khối).
Chú ý: Bảo quản Vitamin C trong tủ lạnh để tránh thuốc bị tan, rỉ nước, phân hủy. Nếu bạn nuôi cá cảnh trong bể bằng nước máy thì nên dùng Vitamin C để khử Clo, tránh tình trạng cá chết không rõ nguyên do. Tuy nhiên, không dùng quá nhiều Vitamin C vì nó sẽ làm độ pH trong nước bị giảm. Ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng cho bể nuôi cá.
Bên cạnh những cách khử Clo dư thủ công trên, giải pháp tốt nhất hiện nay đó chính là trang bị máy lọc nước. Thị trường hiện nay có rất nhiều máy lọc nước với các công nghệ tiên tiến khác nhau, có khả năng lọc sạch clo dư trong nước thải, nước sinh hoạt hiệu quả. Trong đó, phổ biến nhất là công nghệ RO và công nghệ Nano.
Công nghệ RO tích hợp thẩm thấu ngược với màng lọc kích thước siêu nhỏ chỉ 0,001 micromet. Công nghệ giúp lọc sạch các chất độc hại và đem lại nguồn nước tinh khiết. Còn đối với Nano, là công nghệ lọc nước hiện đại nhất hiện nay. Các loại máy lọc nước Nano sử dụng than hoạt tính để loại bỏ Clo dư ra khỏi nguồn nước. Nước đầu ra không chỉ sạch và còn giàu khoáng tốt cho sức khỏe.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc Clo dư là gì? Hàm lượng Clo dư trong nước sinh hoạt có hại không? cho bạn đọc. Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, hãy nhanh chóng kiểm tra nguồn nước sử dụng có đạt tiêu chuẩn clo trong nước sinh hoạt không. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc sử dụng nước sinh hoạt an toàn.
Qùa tặng ebook miễn phí – 100 câu hỏi – đáp về nước và kinh nghiệm xương máu làm sạch nguồn nước. Để nhận được đầy đủ ebook này, chúng tôi muốn mời bạn đăng ký thông tin của mình bằng cách điền vào mẫu đăng ký dưới đây. Đăng ký là hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng
Đăng ký là hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng
Độ pH chuẩn của nước sinh hoạt là bao nhiêu?
Cách xử lý nước sinh hoạt đúng cách đơn giản tại nhà
Phương pháp khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo hiệu quả
Hiện nay việ sử dụng nước máy đang là phổ biến ở cả các khu đô thị, thành phố lớn cũng như vùng nông thôn. Nước máy là nguồn nước đã được xử lý qua hệ thống lọc và thường được khử trùng với clo dư. Khi sử dụng nước máy hầu hết ai cũng sẽ cảm nhận thấy có mùi hăng lạ đến từ nước, đó chính là mùi clo dư. Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi tiếp xúc với nguồn nước máy có mùi là chính là : thêm clo vào với mục đích gì? Clo dư có độc hại gì với cơ thể con người?
Clo là một chất oxy hóa mạnh, ở bất cứ dạng nào, nguyên chất hay hợp chất khi tác dụng với nước đều tạo ra phân tử axit hypoclorit HOCl
Axit này có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn rất mạnh gia hai giai đoạn : khuếch tán xuyên qua lớp vỏ tế bào vi khuẩn, sau đó phản ứng với lớp men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn dến sự phá hủy tế bào vi khuẩn.
Nước máy là nguồn nước cấp sinh hoạt cho các hộ gia đình do vậy cần đạt yêu cầu là một nguồn nước an toàn và không chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Trong các biện pháp khử trùng được áp dụng với nguồn nước như sục ozone, tia cực tím, phương pháp nhiệt,… thêm clo dư là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để khử trùng nguồn nước cấp và đặc biệt là khả năng ngăn tái nhiễm khuẩn trong quá trình phân phối, vận chuyển và lưu trữ nước qua đường ống.
Khi sử dụng để xử lý nước, dưới môi trường áp suất cao clo được bổ sung ở dạng lỏng làm chất diệt khuẩn trong nước. Clo có ưu điểm hơn hẳn các chất khử trùng khác là lượng clo dư sau khử trùng có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn cho nước. Tuy nhiên hàm lượng clo dư trong nước không đủ tiêu chuẩn (vượt quá 5mg/l) có thể gây hại cho sức khỏe con người. Ở dạng lỏng, ngoài việc tồn tại clo dư, sự kết hợp giữa clo với các hợp chất hữu cơ tự nhiên trong nước, các phụ phẩm diệt khuẩn có thể tạo ra chất độc hại gấp hàng nghìn lần.
Clo có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua sự hấp thụ của da hoặc qua mắt, mũi và tai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 2/3 sự phơi nhiễm clo là do con người hít phải hơi clo khi tiếp xúc với hơi nước và sự hấp thụ qua da khi tắm. Hơi chứa clo là khi đi vào cơ thể người là chất kích thích đối với các mô, phế quản trong phổi là nguyên nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản,…đặc biệt ở trẻ em. Triệu chứng lâm sàng của người bị nhiễm độc clo cấp tính là: ho, khó thở, đau ngực,… nếu ngộ độc kéo dài có thể gây tổn thương đường hô hấp, tiếp xúc với mắt có thể gây tổn thương giác mạc. Các nhà khoa học ở Anh, Mỹ đã nghiên cứu và công bố phụ nữ uống nước chứa clo dư dễ bị sẩy thai,tăng gấp đôi nguy cơ sinh con bị bệnh tim mạch, hở hàm ếch hoặc bại não về sau.
Ngoài ra chloroform CHCl3 và trihalomethanes (THMs bao gồm CHF3-Trifluoromethane, CHClF2-Chlorodifluoromethane, CHBrCl2-Bromodichloromethane, CHBr2Cl-Dibromochloromethane,…) là hai phụ phẩm chính được sinh ra do tương tác giữa clo với các hợp chất hữu cơ khác trong nước đang được các nhà khoa học trên thế giới đưa vào danh sách những hợp chất thuộc nhóm các chất gây ung thư và có khả năng gây dị tật ở trẻ sơ sinh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bên cạnh những nguy hại về sức khỏe do tác động của clo dư, nó cũng là tác nhân gây biến đổi mùi vị, tạo mùi hôi trong nước uống gây trở ngại cho cuộc sống và buộc con người phải tìm nguồn nước uống khác thay thế.
Không có gì để tranh cãi về tác dụng diệt khuẩn của clo trong nước nhưng điều đáng lo ngại chính là lượng clo dư tồn tại sau quá trình xử lý có tính chất oxy hóa khá mạnh đã gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
Clo nguyên chất hiếm khi được sử dụng trực tiếp để xử lý nước. Tùy thuộc vào chi phí, nguyên liệu sẵn có hiện nay có ba chất chứa clo phổ biến nhất được sử dụng trong xử lý nước gồm khí clo, canxi hypoclorite và natri hypoclorite. Dù sử dụng bất kỳ chất nào trong số trên cũng sẽ để lại một lượng clo dư gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, do đó việc xử lý clo dư còn lại trong nguồn nước trước khi đưa vào sinh hoạt là việc cấp thiết.
Cách đơn giản thường có thể sử dụng dễ dàng để loại bỏ clo dư khỏi nguồn nước đó là để thoáng khí một thời gian để khí clo tự bay hơi.
* Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp.
- Không xử lý được triệt để clo dư trong nước.
- Thủ công, tốn thời gian xử lý.