Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
– Được Trung ương Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam (Bộ Nội vụ) thành lập theo Quyết định số 77/2023/QĐ-TW ngày 10/08/2023, hoạt động theo quy định của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và Điều lệ của Trung ương Hội.
Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Tư vấn Pháp luật:
Trang website điện tử www.trungtamtuvanphapluatquangbinh.vn là trang thông tin các hoạt động nội bộ của Trung tâm Tư vấn Pháp luật tỉnh Quảng Bình nhằm cung cấp kiến thức, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và cung cấp các dịch vụ về pháp lí theo quy định của pháp luật.
Điện thoại – zalo: 0822967799 hoặc qua Email: [email protected]
( Quyết định số 1198/QĐ-CĐN ĐS ngày 23/12/2015)
Tham mưu và tổ chức, thực hiện các hoạt động tư vấn đào tạo, tuyển sinh, liên kết đào tạo; đào tạo ngắn hạn ( tin học, ngoại ngữ, kế toán, các lớp nghiệp vụ ngoài kế hoạch của Tổng công ty ĐSVN); dịch vụ đào tạo và các loại hình dịch vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của Trường và các quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, thực hiện tư vấn và tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh chuyển giao cho Phòng Đào tạo thực hiện quy trình tuyển sinh các loại hình đào tạo các hệ chính quy, không chính quy. Tổ chức tuyển sinh, đào tạo các loại hình đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu xã hội. Tư vấn và định hướng việc làm cho người học nghề;
2. Tổ chức tư vấn tuyển sinh đào tạo các lớp kỹ năng: giao tiếp, phục vụ khách hàng, bán hàng trong ngành Đường sắt và theo nhu cầu của xã hội.
3. Tổ chức liên kết với các cơ sở được phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động, hợp tác đào tạo với nước ngoài để tư vấn du học và xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo để nhằm thực hiện tuyển sinh, quản lý và giảng dạy tin học, ngoại ngữ, kế toán, các kỹ năng của loại hình đào tạo thường xuyên cho mọi đối tượng có nhu cầu theo khả năng của Trung tâm phù hợp với các quy định của Nhà nước
5. Quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư, chủ động đề xuất các phương án khai thác, quan hệ với các đối tác trong việc tổ chức đào tạo, mở rộng các loại hình dịch vụ đào tạo tin học, ngoại ngữ và các lớp nghiệp vụ ngắn hạn để tạo nguồn thu.
6. Tham mưu cho Hiệu trưởng trong lĩnh vực mở rộng các dịch vụ đào tạo, tổ chức nhân lực, quản lý và khai thác CSVC tại Trung tâm
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc bất thường cho HIệu trưởng các vấn đề thuộc quyền quản lý của Trung tâm theo yêu cầu;
8. Giám đốc Trung tâm ngoài việc chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Trung tâm theo chức trách nhiệm vụ và thẩm quyền được giao còn phải chịu trách nhiệm trước nhà trường và pháp luật về các số liệu báo cáo liên quan đến số lượng, chất lượng học viên cũng như các số liệu khác liên quan đến công tác quản lý của Trung tâm.
Quảng bá, giới thiệu về du lịch địa phương ở trong nước và ngoài nước
Theo đó, Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chức năng quảng bá, giới thiệu về du lịch địa phương ở trong nước và ngoài nước; xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch địa phương; nghiên cứu, định hướng phát triển thị trường, sản phẩm du lịch; tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch; vận động, tìm kiếm cơ hội, nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; tham gia phối hợp xúc tiến, quảng bá du lịch vùng, liên vùng, quốc gia.
Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như: Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch xúc tiến du lịch ngắn hạn, dài hạn và hàng năm của Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh; phối hợp với phòng chuyên môn quản lý du lịch thuộc Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, tham mưu lãnh đạo Sở trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các đề án, kế hoạch dài hạn, trung hạn, các định hướng phát triển du lịch của địa phương; xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch địa phương; xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch địa phương; xây dựng định hướng phát triển thị trường du lịch của địa phương; xây dựng, quản lý, sử dụng và cung cấp ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch dưới hình thức kỹ thuật số, bản in, các chất liệu và hình thức khác.
Đồng thời, xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu xúc tiến du lịch của địa phương; xúc tiến, quảng bá du lịch, giới thiệu con người, di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa của địa phương ở trong nước và ngoài nước; tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm, sự kiện du lịch quy mô tỉnh, liên vùng, quốc gia, quốc tế; tổ chức khảo sát, thu thập dữ liệu, tài liệu, điều tra tài nguyên du lịch, thị trường du lịch; tổ chức thông tin hỗ trợ khách du lịch và phát triển du lịch cộng đồng của địa phương; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp du lịch và sự kiện quảng bá du lịch, thu hút đầu tư du lịch, hợp tác phát triển kinh doanh du lịch ở trong nước và ngoài nước;...
Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh có Giám đốc và các Phó Giám đốc theo quy định của pháp luật. Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh. Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Về các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ: Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh có phòng thực hiện chức năng hành chính, tổng hợp, quản trị nội bộ, hỗ trợ phục vụ và các phòng thực hiện chức năng chuyên môn, nghiệp vụ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, số lượng người làm việc và tính chất, đặc điểm, điều kiện thực tế, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập phòng và số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng thuộc Trung tâm Xúc tiến du lịch cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2023.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 5 năm 2023
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH VĨNH PHÚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 30/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 288/TTr-SNV ngày 09 tháng 5 năm 2023 và đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 90/TTr-SNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2023.
1. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm có chức năng phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến nông; thông tin tuyên truyền; xây dựng, chuyển giao các mô hình về sản xuất nông nghiệp; bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở: Đặt tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Tham mưu, đề xuất với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm, các chương trình, dự án, các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
2. Xây dựng, trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chương trình, kế hoạch, dự án khuyến nông, bồi dưỡng, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ký hợp đồng khuyến nông với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì thực hiện một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khuyến nông theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nghiên cứu và chuyển giao các đề tài, dự án về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự án khuyến nông theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng các mô hình về sản xuất nông nghiệp; mô hình ứng dụng công nghệ cao; tổ chức cho nông dân thực hành, tham quan học tập; thực hiện nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
7. Chủ trì, phối hợp, liên kết với các tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng chương trình, tài liệu, bài giảng hướng dẫn khuyến nông; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, cộng tác viên khuyến nông các cấp và nông dân; tham gia xây dựng các quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và hướng dẫn thực hiện.
8. Tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền về khuyến nông theo quy định của pháp luật. Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thi, hội thảo, hội chợ, triển lãm, diễn đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác về khuyến nông, đào tạo nghề.
9. Cung cấp thông tin hàng ngày về pháp luật, cơ chế, chính sách, thị trường, lao động, việc làm, cây trồng, vật nuôi, tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình kỹ thuật sản xuất mới…cho nông dân và nhân dân trên địa bàn tỉnh;
10. Thu thập, phân tích, cung cấp thông tin phục vụ xây dựng chính sách và công tác quản lý Nhà nước của ngành; Thông tin phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường sản phẩm, dự báo thị trường lao động, việc làm thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp các đơn vị viết tin, bài, xây dựng các chuyên mục tuyên truyền và cập nhật lên Cổng giao tiếp điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ công tác tuyên truyền;
11. Hợp đồng liên kết, hợp tác thông tin với các tổ chức và cá nhân trong nước để phục vụ nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; Phát hành các ấn phẩm thông tin chuyên ngành;
12. Tư vấn và cung cấp dịch vụ khuyến nông; Tư vấn và triển khai các hoạt động thông tin phục vụ các đối tượng trong ngành; tư vấn hướng nghiệp nghề theo quy định của pháp luật.
13. Tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
14. Phối hợp với các tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai.
15. Quản lý và sử dụng quỹ hoạt động khuyến nông (nếu có). Thực hiện hợp tác quốc tế về khuyến nông theo quy định của pháp luật.
16. Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án về khuyến nông, bồi dưỡng, đào tạo nghề nông nghiệp và các nhiệm vụ được giao theo quy định.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Trung tâm, gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 ngày 10 năm 2020 của Chính phủ.
a) Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
b) Phó Giám đốc là người được Giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với lãnh đạo Trung tâm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ công chức, viên chức của tỉnh và các quy định hiện hành.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm:
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;
b) Phòng Thông tin, tuyên truyền, bồi dưỡng, đào tạo nghề;
c) Phòng Khuyến nông Trồng trọt;
d) Phòng Khuyến nông Chăn nuôi, thủy sản.
3. Số lượng lãnh đạo phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và một số viên chức;
b) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Trung tâm thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ công chức, viên chức của tỉnh và các quy định hiện hành.
4. Biên chế: Là số lượng người làm việc của Trung tâm Khuyến nông do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ trong tổng số lượng người làm việc của Sở được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và Đề án xác định vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Bãi bỏ Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Quyết định số 2553/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức lại Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và Đào tạo nghề cho nông dân và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư thành Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Khước
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, đề xuất hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâmNhững Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đầu tiên được thành lập từ năm 1997. Sau gần 25 năm thành lập và hoạt động các Trung tâm TGPL đã khẳng định được vị trí, vai trò trong việc cung cấp dịch vụ thiết yếu, giúp người yếu thế dân tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý. 1. Vị trí pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. II. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Trung tâm TGPL có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Thực hiện trợ giúp pháp lý; - Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý; - Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý; - Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý; - Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật TGPL; - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu. Về cơ bản, nhiệm vụ của Trung tâm kế thừa quy định của Luật TGPL năm 2006. Đồng thời, bổ sung 02 nhiệm vụ mới là: (1) truyền thông về trợ giúp pháp lý; (2) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu; sửa đổi nhiệm vụ “kiến nghị những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật” thành “Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý” phù hợp với tính chất đặc thù trong kiến nghị liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm, việc kiến nghị các vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật là vấn đề rộng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có thể thực hiện được. Ngoài ra, nhiệm vụ “giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý” không được tiếp tục quy định. III. Tổ chức, bộ máy của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Về cơ cấu tổ chức: Theo quy định hiện nay Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động khác. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý). Trung tâm có thể có các bộ phận chuyên môn thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 3 Điều 3 Nghị định 144/2017/NĐ-CP). Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (khoản 2 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017) Về số lượng người làm việc: Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 144/NĐ-CP quy định Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, yêu cầu của công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương và theo đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng người làm việc của Trung tâm. Thực hiện các quy định nêu trên, 63 Trung tâm TGPL thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy, kiện toàn đội ngũ người thực hiện TGPL. 32 Trung tâm trợ giúp pháp lý có Chi nhánh (105 chi nhánh). Trước đây, hầu hết các Trung tâm trợ giúp pháp lý đều thành lập Chi nhánh, tuy nhiên, thực hiện Luật TGPL năm 2017, các địa phương đã rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh cũng như căn cứ nguồn lực hiệu có để giải thể, sáp nhập Chi nhánh để bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn lực. Các chi nhánh hiệu nay đều hoạt động thực chất, có hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, thực hiện vụ việc và phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan tại địa bàn Chi nhánh phụ trách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hầu hết các Trung tâm đểu thành lập các phòng chuyên môn. Một số ít Trung tâm không thành lập phòng (Bình Thuận, Đắc Nông, Kon Tum, Hậu Giang). Về cơ cấu lãnh đạo Trung tâm, hiện cả nước có 56 Giám đốc Trung tâm, 07 Phó Giám đốc phụ trách và 75 Phó Giám đốc. Song song với việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy, các Trung tâm cũng tích cực thực hiện công tác kiện toàn đội ngũ người thực hiện TGPL, theo đó tổng số biên chế được giao cho các Trung tâm tính đến thời điểm 31/10/2021 là: 1.377 người; số lượng người làm việc hiện có là: 1.237 người, trong đó có 669 Trợ giúp viên pháp lý (chiếm 54,08% trong tổng biên chế hiện có). Đôi ngũ trợ giúp viên pháp lý được quan tâm phát triển, số lượng tăng theo các năm[1]. IV. Kết quả triển khai một số mặt hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 1. Việc cung cấp dịch vụ TGPL Cung cấp dịch vụ TGPL là nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm TGPL. Đặc biệt, trong những năm gần đây từ khi thực hiện Luật TGPL năm 2017 nhiệm vụ này được chú trọng hơn nhiều (hạn chế những hoạt động phụ trợ), các Trung tâm TGPL đều tập trung nguồn lực tiếp cận người dân và đáp ứng kịp thời nhu cầu TGPL khi phát sinh. Từ năm 2016 đến năm 2021, toàn quốc thực hiện được 310.081 vụ việc, trong đó có 123.399 vụ việc tham gia tố tụng ; 216.551 vụ việc tư vấn pháp luật; 3.017 vụ việc đại diện ngoài tố tụng; 3.652 vụ việc hình thức TGPL khác. Số vụ việc tham gia tố tụng tăng dần theo các năm (năm 2016: 10.937 vụ, năm 2017: 15.519 vụ, năm 2018: 16.886 vụ, năm 2019: 21.244 vụ, năm 2020: 27.496 vụ, năm 2021: 31.347 vụ). Các vụ việc được lập thành hồ sơ cụ thể. Bên cạnh việc thực hiện vụ việc cụ thể, các Trung tâm TGPL còn giải đáp những vướng mắc đơn giản của người dân (không lập thành hồ sơ vụ việc) hoặc không xác định rõ ràng thuộc diện TGPL thì không thống kê thành vụ việc. Nhiều vụ việc tham gia tố tụng do người thực hiện TGPL thực hiện đạt hiệu quả, có nhiều vụ án được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh hay thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, có những bị cáo được tuyên vô tội, qua đó mang lại công lý cho người dân. Trong quá trình tham gia tố tụng, người thực hiện TGPL, đặc biệt là đội ngũ trợ giúp viên pháp lý đã giành thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ việc khi bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện đúng các quy định về tố tụng và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Các vụ việc được đánh giá đều đạt kết quả, nhiều vụ việc đạt chất lượng khá, tốt. Đặc biệt, qua hơn 25 năm hoạt động đến nay chưa phát sinh khiếu nại liên quan đến chất lượng vụ việc TGPL. 2. Thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý Truyền thông về TGPL là một nhiệm vụ mới của Trung tâm TGPL theo quy định của Luật TGPL năm 2017. Với đặc thù đa số người nghèo, đối tượng yếu thế chủ yếu sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hiểu biết về pháp luật nói chung và TGPL nói riêng còn hạn chế, do đó, để tăng khả năng tiếp cận TGPL cho nhóm người này thì công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, từ khi Luật TGPL năm 2017 có hiệu lực, các Trung tâm đã thực hiện hoạt động này tích cực hơn. Hoạt động truyền thông cũng được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với điều kiện đặc thù của mỗi địa phương như thông qua việc xây dựng tờ gấp pháp luật, xây dựng phóng sự truyền thông về chính sách TGPL, phóng sự giới thiệu về các vụ việc TGPL đã thực hiện thành công,..; truyền thông trực tiếp tại cơ sở; truyền thông qua đài truyền hình, đài phát thanh; thuyền thông bằng tiếng phổ thông, tiếng dân tộc. Nhiều địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn có nhu cầu thiết lập đường dây nóng về TGPL để người dân liên hệ… Số lượng các cuộc gọi yêu cầu giúp đỡ qua đường dây nóng là khoảng 7.000 lượt. Việc thiết lập đường dây nóng về TGPL đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho “nhóm đối tượng yếu thế” tiếp cận pháp luật, tạo công bằng cho người dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật và tiết kiệm được thời gian, công sức. 3. Phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan khác trong thực hiện TGPL Để thực hiện có hiệu quả công tác TGPL, Trung tâm TGPL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị tại địa phương trong triển khai các mặt công tác. Trong hoạt động tham gia tố tụng, việc lắp đặt, kiểm tra, thay thế Bảng thông tin về TGPL, Tờ thông tin về TGPL, Hộp tin TGPL, tờ gấp pháp luật tại trụ sở các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở giam giữ và trại giam được thực hiện đồng bộ ở các địa phương. Ngoài ra, để kịp thời tiếp nhận thông tin vụ việc TGPL, thông tin của người được TGPL từ các cơ quan tiến hành tố tụng, Trung tâm đã cung cấp danh sách, số điện thoại của trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm và người thực hiện TGPL khác cho các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở giam giữ và trại giam khi phát hiện các vụ việc có đối tượng TGPL thì cơ quan tiến hành tố tụng liên hệ để thực hiện TGPL kịp thời. Đa số các cơ quan tiến hành tố tụng đã nghiêm túc thực hiện việc giải thích, thông báo, thông tin về TGPL theo quy định. Khi phát hiện có đối tượng thuộc diện TGPL đã thông báo cho Trung tâm để Trung tâm xác minh nếu đúng diện người được TGPL thì cử trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư ký kết hợp đồng với Trung tâm tham gia bào chữa hoặc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Ngoài ra, các Trung tâm TGPL đã phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương, các tổ chức như Hội Luật gia; Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Mặt trận tổ quốc... để thực hiện truyền thông về TGPL, tập huấn nghiệp vụ TGPL, thông tin, giới thiệu người dân đến Trung tâm. V. Đề xuất hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy của Trung tâm trợ giúp pháp lý 1. Một số vướng mắc - Về cơ cấu biên chế của Trung tâm TGPL: Mặc dù khoản 1 Điều 10 Nghị định số 144/NĐ-CP quy định căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, yêu cầu của công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương và theo đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng người làm việc của Trung tâm nhưng thực tế cho thấy bên cạnh nhiều tỉnh được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bố trí số lượng người làm việc bảo đảm đảm nhận khối lượng công việc được giao cũng như chủ động thực hiện vai trò chủ đạo và sự chủ động của Trung tâm TGPL trong việc cung cấp dịch vụ TGPL, thực hiện truyền thông về TGPL, phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số Trung tâm chưa được quan tâm bố trí nhân lực tương quan với nhiệm của Trung tâm[2]. Trong những năm gần đây mặc dù số lượng trợ giúp viên pháp lý tăng hàng năm nhưng so với nhu cầu về TGPL của người dân ngày càng tăng trong thực tế thì số lượng trợ giúp viên pháp lý như hiện nay (669 người) vẫn còn quá ít. Đặc biệt, hiện nay ở một số địa phương số lượng trợ giúp viên pháp lý có rất ít (Đà Nẵng 02, Kon Tum 03, Sóc Trăng 03, Lai Châu 04,...), điều này gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động thực hiện vụ việc TGPL trên địa bàn, nhất là đối với các tỉnh miền núi. - Về cơ cấu chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý Theo quy định hiện hành, viên chức trợ giúp viên pháp lý có 2 chức danh nghề nghiệp là trợ giúp viên pháp lý hạng II và trợ giúp viên pháp lý hạng III. Qua hơn 10 năm thực hiện chức danh này, đến nay đã có gần 700 viên chức được bổ nhiệm và xếp vào chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp pháp lý (gần 60 trợ giúp viên pháp lý hạng II, hơn 600 trợ giúp viên pháp lý hạng III). Thời gian tới, số lượng trợ giúp viên pháp lý hạng II sẽ tăng lên khi có các kỳ thi thăng hạng. Qua quá trình công tác, trợ giúp viên pháp lý hạng II tiếp tục tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm và sẽ đảm đương một số nhiệm vụ đòi hỏi có trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao hơn với vai trò hướng dẫn, tổ chức; đồng thời đảm đương thêm một số nhiệm vụ mới có tính chất phức tạp hơn như: thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, tham mưu cho Trung tâm trợ giúp pháp lý kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý, thực hiện các vụ việc khó khăn, phức tạp tại Tòa án nhân dân cấp cao, đạt được các vụ việc trợ giúp pháp lý tố tụng thành công. Theo thống kê, trong 05 năm qua đã có gần 200 trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng tranh tụng cùng với Kiểm sát viên cao cấp, Thẩm phán cao cấp tại tòa án cấp cao, thực hiện hơn 500 vụ việc trợ giúp pháp lý. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp (đây là yêu cầu tại Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng), trợ giúp viên pháp lý cần phải đảm nhận nhiều công việc có tính chất nghề nghiệp đặc thù, ngày càng phức tạp hơn (Bộ luật Tố tụng hình sự giao án chỉ định có khung hình phạt đến mức cao nhất là tử hình cho trợ giúp pháp lý đảm nhận)... Tuy nhiên, hiện chưa có quy định chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng I để bảo đảm tương xứng với công việc thực tế đảm nhận cũng như tương quan với các bên tham gia tố tụng. - Thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội khóa XV về tổ chức phiên tòa trực tuyến, ngày 15/12/2021, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến. Ngày 08/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, trong đó có đề ra nhiệm vụ: "Công tác trợ giúp pháp lý chú trọng phối hợp trong hoạt động tố tụng, quan tâm, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để chuyển đổi số và tham gia hiệu quả phiên tòa trực tuyến…”. Theo điểm a khoản 1, Điều 1 Quyết định số 2069/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp thì dịch vụ hỗ trợ thông tin, thực hiện trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý là dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu. Theo Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT, để tổ chức phiên tòa trực tuyến thì ngoài điểm cầu trung tâm đặt tại trụ sở Tòa án còn có điểm cầu thành phần do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí được Tòa án chấp nhận. Hơn nữa, trong xu thế phát triển công nghệ 4.0 thì yêu cầu cần phải tăng cường kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành có liên quan, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực TGPL nhằm kịp thời đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, hỗ trợ người dân trong việc yêu cầu TGPL, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ tài liệu, tiết kiệm thời gian đi lại, gặp gỡ tiếp xúc..., đồng thời giúp xử lý các thông tin liên quan để thụ lý, thực hiện vụ việc TGPL nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của người được TGPL. Với những yêu cầu như trên thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Trung tâm TGPL là rất cần thiết, tuy nhiên, hiện nay trong cơ cấu viên chức của Trung tâm chưa có viên chức về công nghệ thông tin. 2. Một số đề xuất - Nghiên cứu việc tuyển dụng viên chức của Trung tâm TGPL bảo đảm trợ giúp viên pháp lý chiếm tỷ lệ cao trong tổng số biên chế được giao của Trung tâm TGPL, khắc phục tình trạng số lượng trợ giúp viên pháp lý chiếm tỷ lệ thấp hiện nay ở một số Trung tâm TGPL, bảo đảm nguồn lực chủ động cung cấp dịch vụ TGPL. Sở Tư pháp, Trung tâm TGPL quan tâm, tạo điều kiện để viên chức của Trung tâm tham gia đào tạo nghề luật sư, tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý. - Bổ sung chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I bảo đảm sự tương xứng khi tham gia tranh tụng tại Tòa án nhân dân cấp cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động TGPL, đồng thời nâng cao uy tín, vị thế của Trung tâm TGPL, trợ giúp viên pháp lý. Hiện nay, Tổ soạn thảo Thông tư đã nghiên cứu bổ sung chức danh này trong dự thảo Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BTP-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý và về cơ bản đã có sự thống nhất của các cơ quan liên quan và các đối tượng điều chỉnh của Thông tư. - Nghiên cứu bổ sung chức danh viên chức về công nghệ thông tin bảo đảm vận hành kỹ thuật đáp ứng việc tham gia phiên tòa trực tuyến cũng như thực hiện các công việc liên quan đến công nghệ thông tin như kết nối, nhập dữ liệu, cập nhật hồ sơ vụ việc TGPL, khai thác dữ liệu phục vụ hoạt động của Trung tâm. - Ngày 08/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2070/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó Trung tâm trợ giúp pháp lý là đơn vị cung cấp dịch vụ thiết yếu không thực hiện giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW. Do đó, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quan tâm bổ sung biên chế cho Trung tâm TGPL theo định mức đã được duyệt mà không thực hiện lộ trình cắt giảm biên chế như các đơn vị sự nghiệp công khác. Mặt khác, ưu tiên bố trí, sắp xếp số lượng người làm việc cho Trung tâm TGPL nhà nước trên cơ sở cân đối số dôi dư từ các đơn vị sự nghiệp chuyển sang tự chủ, sáp nhập, giải thể, bảo đảm ổn định và đủ nguồn lực đáp ứng đầy đủ, chất lượng nhu cầu TGPL của người dân. /. Phan Thị Thu Hà, Trưởng phòng, phòng Chính sách và quản lý nghiệp vụ, Cục Trợ giúp pháp lý [1] năm 2017: 449 người; năm 2018: 645 người; năm 2019: 645 người, năm 2020: 630 người [2] Lai Châu: 7 người, Kon Tum: 10 người, Bình Thuận: 11 người, Nam Định 13 ngời, Hà Nam: 12 người
Hà Nội, Thứ Năm Ngày 12/12/2024
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam - Vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. - Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. - Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân Việt Nam. Nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam + Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết, Chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp trong sản xuất, kinh doanh cho hội viên, nông dân; nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội. - Vận động tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Các cấp Hội là thành viên tích cực tham gia hoạch định và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn; tham gia xây dựng kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân và vận động nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, nâng cao số lượng, chất lượng hội viên. Xây dựng Tổ chức Hội vững mạnh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. - Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Tăng cường công tác hòa giải, gạt bỏ những định kiến, mâu thuẫn, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ và các tệ nạn xã hội. Các cấp Hội có chính kiến, chủ động đề xuất với Cấp ủy, chính quyền cùng cấp những chủ trương, biện pháp đáp ứng đòi hỏi chính đáng của nông dân. - Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng phát triển với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ thuộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
%PDF-1.5 %µµµµ 1 0 obj <>>> endobj 2 0 obj <> endobj 3 0 obj <>/ExtGState<>/ProcSet[/PDF/Text/ImageB/ImageC/ImageI] >>/MediaBox[ 0 0 595.32 842.04] /Contents 4 0 R/Group<>/Tabs/S/StructParents 0>> endobj 4 0 obj <> stream xœ½]ÙŽ%¹q}o ÿá>V ®œäž Ô[W°!^ðƒàa õ¶ÚÒXzðçúôæÎ.Éìl¶˜®ª\È ŒåDóòÃ?]žŸøõÛßß.ë¿úí—Ï—‡/ÿõô�¿z|y¹\oo—?}ü°.«ýoÛ¹¬¡ÅÂèeãtYùåçß}üðo¿¸|ùøáúéã‡îäB¸½þé÷?ا׋¹BÕÂåE©mY·Ë§?˜ç~ù¯êòùLÓ—Ïî¯-üõË�~óðöøï—OÿðñûiñŸ?~øJ h‹¦Á!®cßßóºòëÊßoæ§4½°n. ²óëó¿¯üÕÿ¾Þá#æÍmxswùÛÕ\^_µO2ó»6 ëø–ù›¿¸7ó|Eø–ìmÓ!æÚ«È»ëÒ4ãïœBØËìib‚-\õ§‰)C’xÙâ´¤Áª²šßå5P&‚½½Èô˜´ùIÞ¿y-nã‚/œvñðãÿ=>ñ‡/�Oòá?õÃOÿýøÄ~kÿù»ob»)f‚±õH¹àþ.ï¿~»\Àv$ßk;òÍmGI–MŽ¨šÑŸ ‹æ½þþøúÓ‹êö÷Ó_íZù<_Ælz¬Óm!8”ßCÂït>Ú+Ó÷5}; B-¬37Û8—füø›‡?ÿ4}]¨ÔËFúëb$¿Ý¼Ä ò: Úˆ¤¼\�BÕ+”¨n¾V®N綩…èïÃ+M%¤×Eõúóº:éOUnГLzý)ó5²n/â9/qžßéŠÇ €íàDUÒžOì;[¤4"Ìt.å…+3#¦Giµˆ¥ä÷¿h4ÀÎiÖ4ØÈbØ•›é´o šŸ£¹)~=ÍÔÈþ@òºp¦Í¿ÊHåŸ?—Wþ%°•N$0™q΄›.a•¹ôÕãÿÛ—*cìë1K¾<Éçï#Í6d_=²áÆaÄ=omƃ[^žÛ>¼¿}3�×úY:åL–ÁPÔDz±¢¯EÐxJ·stˆ&b!¼M‡“Nt0E’èÈJ¦”ûDësDËÑZ/Z›¼o’ßdÅÌ+µó½Žq/!³5–ÔjQµ£õiähÑ™„èEÒ6%ÈÒýù/#ªN*tÕtùȶÎüx~åHÞÓŠyGÅ]�A©©p“Y ÂH]ÿ;ß>]äQ\oáçÛIj’xß'?,�_¤t&^m=í©•�Râî§êÑÀf)<¿aãpÌVI¿…-X¦Î߈㻧î Ex ´ýÛèûî x=«¢�¹ˆÓ®Én…ÖÇu òÝ“t¿ú–ʵ(§Ÿ_‰Ÿé>-âŽWÛBᎧ;þ¤¹×âè͈esIn$)cÄÐ:ƒkvR„òó§Øÿ"™ˆ‰[�¨Eo=‚+{¥¦å¤²o)nIË–:©å›“B�@ê.bÜpwQ¬KÌm¯«×r?pÒ