Chính Sách Nhà Ở Cho Công Nhân

Chính Sách Nhà Ở Cho Công Nhân

Cụ thể, các chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo bao gồm:

Cụ thể, các chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo bao gồm:

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt

Chính sách này được ban hành tại Quyết định 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.

Theo đó, Ngân sách trung ương hỗ trợ từ 12 triệu đồng/hộ đến 16 triệu đồng/hộ tùy theo đơn vị hành chính mà hộ đang cư trú; ngoài ra, các hộ còn được vay mức tối đa 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi 3%/năm.

Chương trình này được triển khai từ năm 2014-2021.

Năm 2022, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng

Trước đây, chính sách này được quy định tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

Cụ thể, mức hỗ trợ đối với trường hợp xây mới nhà ở là 40 triệu đồng/hộ; đối với trường hợp sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở là 20 triệu đồng/hộ. Chương trình được thực hiện từ năm 2013-2019.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại điểm a khoản 7 Điều 182 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan dự thảo Quyết định của Thủ tướng với nội dung cơ bản của chính sách là hỗ trợ nhà ở đối với trường hợp xây mới nhà ở là 60 triệu đồng/hộ và trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở là 30 triệu đồng/hộ.

Ngày 5/8/2024, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn

Ngày 10/8/2015, Thủ tướng ban hành Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015; không có sự hỗ trợ trực tiếp mà hộ gia đình chỉ được vay mức tối đa là 25 triệu đồng/hộ với lãi suất ưu đãi là 3%/năm nên nhiều hộ gia đình không cân đối được nguồn vốn để tham gia xây dựng nhà ở bảo đảm quy định đề ra của chương trình này.

Chương trình được thực hiện từ 2015-2020.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các bộ, ngành nghiên cứu dự thảo Quyết định hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát để trình Thủ tướng ban hành.

Tổng hợp chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo (Hình từ internet)

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Dự án thành phần 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương là 40 triệu đồng/hộ xây mới, 20 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% so với mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Ngoài ra, hộ gia đình còn được vay vốn ưu đãi về lãi suất để làm nhà ở từ Ngân hàng Chính sách xã hội với mức tối đa là 40 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có Văn bản hợp nhất số 5161/VBHN-BLĐTBXH Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó nêu rõ các đối tượng người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằng các hình thức khác nhau.

Nhiều đối tượng người có công được hỗ trợ về nhà ở bằng các hình thức khác nhau.

Theo Nghị định, các hình thức hỗ trợ nhà ở người có công gồm có: tặng nhà (Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng); hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định tại Điều 100 Nghị định này; hỗ trợ khi mua nhà cũ thuộc sở hữu Nhà nước (không bao gồm tiền sử dụng đất) theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Ngoài ra còn có hình thức hỗ trợ giải quyết cho mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở. Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa để ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng theo quy định tại Điều 102 Nghị định này.

Người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo nguyên tắc căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của T.Ư, địa phương và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp.

Việc hỗ trợ bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, phân bổ công bằng, hợp lý các nguồn lực hỗ trợ và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở cũng như pháp luật khác có liên quan.

Các đối tượng người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, gồm có: người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

Ngoài ra còn có thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng.

Chung tay khắc phục hậu quả thiên tai giúp các trường học, nhân dân sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, Thành đoàn Yên Bái, Huyện đoàn Trạm Tấu phối hợp với Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ xã Làng Nhì và câu lạc bộ VF9 tổ chức Chương trình khởi công xây dựng, sửa chữa Trường Mầm non Bình Minh, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu.

Ngày 25/10, tại Nhà thi đấu Trung tâm Thể thao - Văn hóa huyện Yên Bình, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024 và Giải Bóng chuyền hơi NCT tỉnh lần thứ VII năm 2024.

Thời gian qua, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã phát huy tốt vai trò của mình, đặc biệt là trong việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, thương lượng và chất lượng các thỏa ước lao động tập thể.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái vừa tổ chức chương trình truyền thông "Phòng, chống bạo lực gia đình" tại huyện Trạm Tấu. Chương trình được phối hợp triển khai trong khuôn khổ Dự án "Giảm bạo lực trên cơ sở giới và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái dễ bị tổn thương tại vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam (DFAT)" và "Ngân hàng con giống vật nuôi" do Tổ chức Hagar International tài trợ.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời cử tri tỉnh Bình Thuận như sau:

Từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở, đặc biệt là hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định hơn trong cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội.

Trong giai đoạn 2015-2020, các hộ gia đình nghèo có khó khăn về nhà ở đã được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi (được vay tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất vay 3%/năm; thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm) theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ với kết quả đạt trên 117.000 hộ.

Tuy nhiên, do giá cả và chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng ngày càng tăng so với trước đây, dẫn đến chi phí làm nhà lớn, thường xuyên vượt quá khả năng chi trả của người dân nghèo dù được Nhà nước hỗ trợ.

Để giải quyết thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo đó, định mức vốn để hỗ trợ cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở 95 triệu đồng/hộ (trong đó vốn từ ngân sách Trung ương là 40 triệu đồng; vốn từ ngân sách địa phương tối thiểu là 4 triệu đồng; vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 40 triệu đồng với lãi suất ưu đãi 3%/năm, trong thời gian 15 năm, thời gian ân hạn gốc là 5 năm; vốn từ gia đình, dòng họ và cộng đồng tối thiểu là 11 triệu đồng/hộ) để có thể xây dựng được một căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương bảo đảm 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).

Ngoài ra, ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, theo đó Dự án 5: "Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo" thuộc chương trình có nội dung hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có bảo đảm diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2, "3 cứng" (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên. Định mức hỗ trợ: Nhà xây mới 40 triệu đồng/hộ; sửa chữa nhà 20 triệu đồng/hộ từ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương.

Bên cạnh đó, hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Văn bản số 8993/VPCP-CN ngày 9/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về tổng kết chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025 theo hướng:

(i) Có sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương; (ii) tăng mức vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở; đồng thời đề nghị các địa phương hỗ trợ thêm từ các nguồn xã hội hóa và lồng ghép việc hỗ trợ với nguồn vốn từ Quỹ "Vì người nghèo" do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quản lý.

Hiện dự thảo Quyết định đang được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành địa phương tại Văn bản số 607/BXD-QLN ngày 1/3/2022 và Văn bản số 3313/BXD-QLN ngày 17/8/2022, đồng thời được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nhằm lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Bộ Xây dựng sẽ tổng hợp, hoàn thiện dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong thời gian tới.