Bánh Thuẫn là một loại bánh nướng có hình dạng tròn, nở bung 5 cánh như hoa mai, thường được làm từ bột bình tinh, trứng, đường, gừng và vani. Bánh Thuẫn có mùi thơm đặc trưng, vị béo ngậy và ngọt dịu, rất được ưa chuộng vào những dịp lễ Tết hay đám cưới hỏi.
Bánh Thuẫn là một loại bánh nướng có hình dạng tròn, nở bung 5 cánh như hoa mai, thường được làm từ bột bình tinh, trứng, đường, gừng và vani. Bánh Thuẫn có mùi thơm đặc trưng, vị béo ngậy và ngọt dịu, rất được ưa chuộng vào những dịp lễ Tết hay đám cưới hỏi.
Cửa hàng Út Hà Đặc Sản tại Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh cung cấp sỉ và lẻ các món Đặc Sản Ba Miền tới tất cả tỉnh thành trên toàn quốc.
Nguồn gốc của bánh Thuẫn không rõ ràng, tuy nhiên nó được coi là một món ăn và món ngon truyền thống của tỉnh Bình Định. Theo dân gian địa phương, bánh Thuẫn dựa trên sự tích về một cô gái tên là Bạch Thuận. Bạch Thuận tương truyền là một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn, người đã thiết kế chiếc bánh này để tặng cho du khách và bày tỏ lòng kính trọng. Tuy nhiên, không có thông tin chính xác về nguồn gốc lịch sử của bánh Thuẫn. Nó đã trở thành một món ăn truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ, và bây giờ nó là một biểu tượng ẩm thực đặc trưng của miền Trung Việt Nam.
Cách làm bánh Thuẫn không quá khó, nhưng bạn cần lưu ý cách pha và đánh bột sao cho đúng chuẩn. Dưới đây là một công thức làm bánh Thuẫn đơn giản và ngon nhất mà bạn có thể thử tại nhà.
• 300g bột bình tinh hoặc bột mì • 8 quả trứng gà • 450g đường • 40ml nước cốt gừng • 40ml nước cốt chanh • 50ml nước ép thơm • 1/2 thìa cà phê muối • 1 ống vani • 1 thìa bột nở • Dầu ăn
• Máy đánh trứng • Khuôn bánh thuẫn • Lò nướng hoặc bếp than
• Bước 1: Trộn bột bánh. Trộn 300g bột bình tinh hoặc bột mì với 1 thìa bột nở, rây hỗn hợp mịn rồi cho vào một chiếc âu. Đập 8 quả trứng gà cho vào một âu khác, thêm 1/2 thìa cà phê muối, dùng máy đánh trứng đánh bông lên. Tiếp theo, cho nước cốt chanh vào âu, đánh trong 3 phút rồi cho từ từ 450g đường vào âu, đánh đến khi trứng bông lên là được. Cho hỗn hợp bột, vani, nước cốt gừng, nước ép thơm vào trứng đã được đánh bông, khuấy cho hỗn hợp hòa quyện lại với nhau, để bột không bị lợn cợn.
• Bước 2: Nướng bánh thuẫn. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, bạn có thể nướng bánh theo một trong hai cách sau: • Bếp than: Nhóm lửa bằng than củi, đợi đến khi than cháy đỏ hồng thì cho khuôn lên trên bếp. Khi khuôn nóng thì phết dầu vào lòng khuôn sau đó đổ hỗn hợp bột bánh vào khuôn. Sau khoảng 3 phút thì bánh sẽ bắt đầu tỏa hương thơm. Bạn có thể dùng một tăm nhọn để kiểm tra bánh thuẫn chín hay chưa. Nếu đầu tăm không còn dính bột thì bánh đã chín. Cho phần bánh đã chín ra và tiếp tục thực hiện với phần bột còn lại đến khi hết bột.
• Lò nướng: Làm nóng lò ở mức nhiệt 200 độ C khoảng 5 phút. Phết một lớp dầu mỏng lên trên khuôn bánh sau đó cho bột vào khuôn. Đặt khuôn vào lò nướng, đặt 200 độ C thời gian 10 phút. Sau 10 phút kiểm tra độ chín bánh bằng tăm, nếu tăm khô thì bánh đã chín.
Bánh thuẫn khi chín có màu vàng đậm, nở xốp, không bị ngọt gắt, béo và thơm mùi trứng. Khi bánh nguội hoàn toàn, xếp bánh vào hũ thủy tinh hoặc cho vào túi kín để bảo quản.
Bánh Thuẫn được coi là biểu tượng của sự sung túc, an lành và hạnh phúc của một năm mới. Cách làm bánh Thuẫn không quá khó, nhưng bạn cần lưu ý cách pha và đánh bột sao cho đúng chuẩn. Bạn có thể thử làm bánh Thuẫn tại nhà theo công thức mà chúng tôi đã hướng dẫn, hoặc bạn có thể mua bánh Thuẫn ở các cửa hàng bánh truyền thống. Chúc bạn thành công!
Cu, vô lấy cái rây ra đây cho mệ. - Vừa loay hoay lót mấy tờ giấy báo vào cái mẹt to, bà nội vừa lên tiếng sai tôi.
Dạ một tiếng rõ to, tôi lon ton chạy vô bếp, lễ mễ kéo cái ghế đẩu leo lên để với cho tới cái rây mệ vẫn gác trên đầu chạng rồi nhanh nhảu mang ra. “Giỏi!”-Tôi phổng mũi đón lời khen rồi ngồi xuống xem bà rây bột chuẩn bị cho dã bánh thuẫn ngày tết.
Ai cũng bảo phụ nữ Huế là mẫu mực về “công dung ngôn hạnh”. Ba chữ sau nghe có vẻ trừu tượng, vả lại cũng tùy vào con mắt và lỗ tai người ngắm, người nghe. Vì như một triết gia từng nói “sắc đẹp không nằm trên má người thiếu nữ...”. Riêng về cái chữ “công”, chỉ cần suy từ bà nội thôi, tôi đã có thể tin tắp lự.
Bà tôi không sinh ra trong gia đình quyền quý để mà hấp thu sự giáo dưỡng trui rèn chính thống chỉn chu như các công nương đài các. Bà đơn giản chỉ là một thôn nữ xuất thân từ một làng quê cách kinh đô Huế hơn hai chục cây số. Về làm dâu, bà tảo tần bán buôn, chăm chồng chăm con và là một nàng dâu mẫu mực. Chạp giỗ, cưới xin, tết nhất, bao nhiêu bánh trái, cỗ bàn trong nhà đều một tay bà chu tất. Mà lo thứ nào ra thứ ấy, thượng hảo hạng cả .
Trong tất cả các món bánh trái chuẩn bị cho ngày Tết, với bà tôi, bao giờ cũng phải có bánh thuẫn. Bởi đó không đơn thuần chỉ là một loại bánh ngon mà còn là như một cách để “đoán thời vận”. Bánh đổ nếu nở đều, không cháy, không sống thì có thể biết năm ấy sẽ hanh thông cả năm. Còn không thì ngược lại. Bởi vậy, bà tôi chuẩn bị cho món này rất kỹ.
Để có bột làm bánh, đâu từ đầu năm bà đã đón mua những mớ củ bình tinh (có nơi gọi là huỳnh tinh, mì tinh) thật ngon, mang về tuốt vỏ, rửa sạch rồi gánh đi thuê mài. Sau đó về lọc, gạn nhiều lần để lấy được thứ tinh bột trắng ngần nhất hạng rồi mang phơi. Khô khén đâu vào đấy, bột được cho vào thẩu, hoặc bọc vào bao nilon mang cất giữ cẩn thận chờ tết. Đến khi làm bánh, cái thứ bột ấy lại được bà mang ra phơi lần nữa, rồi rây cho thật mịn, rồi lại phơi cho đến khi biết chắc không còn một chút hơi ẩm nào lưu vương trong bột. Đường cũng vậy, bà chọn loại đường cát thật trắng, mang phơi, rồi bỏ vào cối đá miệt mài xay, rây mịn, rồi lại phơi cho đến khi “thật khén” mới thôi. Khi bột, đường đã sẵn sàng, bà cho trứng vào một cái thau men thật sạch, thật khô, sau đó cho đường vào rồi dùng cả nạm đũa để đánh. Đánh hoài, đánh hoài khiến thằng con nít là tôi ngồi xem mãi cũng nản, bỏ đi chơi chán chê, về vẫn còn thấy bà ngồi đánh. Hỏi, bà bảo: “Như ri bánh mới dậy.”. Sau khi thấy hỗn hợp trứng - đường đã đạt yêu cầu, bà bắt đầu cho bột vào, quấy nhẹ nhàng, đều tay, rồi cho thêm ít ống vani nhỏ xíu, hoặc ít bột quế để cho bánh thơm. Tất cả đều được bà làm với sự tỉ mẩn và rất thành tâm. Bà bảo, phải cho thiệt “tinh tấn” để còn cúng tổ tiên ông bà.
Đến đoạn đổ bánh mới... “gay cấn”. Bộ khuôn 10 cái bằng đồng được ấn chặt trong một cái nồi to chứa đầy cát. Dưới nồi là lửa “xum xuê”, trên nắp cũng đầy than đỏ rực. Bà lấy cái khăn quấn tóc gọn gàng, rồi cẩn thận dùng cái bẹ lá chuối đã đập dập một đầu, nhúng chút dầu phụng quét đều mặt trong của khuôn, sau đó, dùng muỗng múc bột rót đều vào. Lại dùng lá chuối phủ đều quanh miệng nồi trước khi đậy kín nắp. Trong thời gian đổ bánh, bà cấm tiệt những ai lạ mặt, những ai “nặng vía” bén mảng vô bếp. Kể cả đứa nào bép xép nói năng bậy bạ cũng... phiền với bà. Bởi bà cho như vậy sẽ làm bánh hỏng, và năm ấy xem như xui xẻo cả năm. Sợ bà, nhưng lũ con nít chúng tôi không đủ kiên nhẫn bởi cái mùi thơm ngất ngây của bánh ngào ngạt tỏa khắp nhà, cứ thập thập thò thò, chờ bà mở lòng gọi lại, phát cho mấy cái... rẻo bánh bị tràn ra ngoài khuôn; hoặc nếu hên hung, sẽ có cái nào đó hơi bị cháy, được bà hào phóng chiêu đãi. Một giã bánh như vậy, có khi bà làm hết cả ngày. Bánh làm xong, được bà xếp đều lên một cái mẹt tre to, sấy cẩn thận trên lò than được quây kỹ bằng gót. Nhìn dã bánh nở đều như bông, bà cười mãn nguyện. Hương vị tết như cũng đã tràn ngập khắp nhà... Sau lễ cúng Tất niên là thời khắc được “thả cửa”. Mứt bánh cúng xong, đứa nào ưa chi cứ tùy nghi sử dụng. Tất nhiên, món bánh thuẫn không bao giờ thoát khỏi tầm ngắm của tôi. Miếng bánh giòn tan, thơm phức và mịn màng tan ra nơi đầu lưỡi ngon đến khó tả.
Sau này cuộc sống tất bật hơn, hiện đại hơn. Tết, ít nhà còn hí húi ngào mứt, làm bánh. Mọi thứ đều đã có sẵn ở chợ, đến giờ là ra bê về. Không biết có phải vì vậy mà tết kém rộn ràng ý vị hơn xưa. Hay là do bây giờ mình lớn tuổi, nên cảm giác nó vậy (?). Bánh thuẫn cũng không thiếu ngoài chợ. Người nhà tôi thuộc loại kén, năm này chọn bánh chỗ này, năm kia chọn chỗ khác, lại nghe người mách miệng chạy về tận Vinh Hiền đặt mang lên. Nhưng cắn miếng bánh của người ta làm, bao giờ mạ tôi cũng nhận xét: “Không thể bằng bánh của mệ nội hồi trước được. Bánh của mệ đổ, ăn vô ngậm mà nghe...”. Những lúc như thế, lòng tôi lại rưng rưng nhớ bà. Bà đã theo về với tổ tiên đã ba mươi cái tết tròn, nhưng hương vị món bánh thuẫn bà làm như vẫn còn vương vấn mãi đến tận bây giờ...
80.000 ₫ Original price was: 80.000 ₫.70.000 ₫Current price is: 70.000 ₫.
Bánh thuẫn Huế: Đặc sản thơm ngon, giòn tan, hương vị truyền thống, quà lưu niệm ý nghĩa, mang đậm tinh hoa ẩm thực Huế.
Cứ đến dịp cận Tết nghề làm bánh thuẫn truyền thống ở Quảng Ngãi lại rực lửa hồng. Bánh thuẫn là món quà quê của trẻ em và cũng là vật phẩm được người dân xứ Quảng đặt trang trọng trên bàn thờ ngày Tết. “Hồn quê” ẩn chứa trong những chiếc bánh mộc mạc cũng theo đi muôn nơi, góp niềm vui cho các gia đình không có điều kiện về quê ăn Tết.
Bánh thuẫn (hay còn gọi là bánh thửng) là món bánh được dùng để đãi khách trong những ngày Tết của người dân miền Trung nói chung và người dân xứ Quảng nói riêng. Vị bánh xốp mềm, ngọt bùi, thơm ngon nức mũi, gợi lên hương vị quê nhà đầm ấm, xoa dịu trái tim thổn thức của bao người con đi xa có dịp về quê ăn Tết.
Những ngày này, các lò bánh thuẫn truyền thống lại tất bật đỏ lửa ngày đêm cho kịp đơn hàng. Hơn 15 năm qua, lò bánh thuẫn của gia đình bà Lê Thị Kim Liên (60 tuổi), tổ 5, phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) vẫn luôn rực lửa hồng mỗi ngày. Thực khách ghé lò bánh luôn tấm tắc khen hương vị béo ngon mà thấm đượm hồn quê. Vị bánh xốp mềm, ngọt bùi, thơm ngon nức mũi, gợi lên hương vị quê nhà đầm ấm, xoa dịu trái tim thổn thức của bao người con đi xa có dịp về quê ăn Tết.
Bà Liên chia sẻ, bánh thuẫn được làm từ nguyên liệu đơn giản là bột huỳnh tinh, trứng và đường mà thơm ngon một cách mộc mạc. Riêng bánh thuẫn của bà được làm hoàn toàn từ trứng gà. Một khuôn bánh thường có từ 6 chiếc bánh nhỏ bên trong. Khuôn bánh thường làm bằng gang hoặc đồng.
Nghe qua nguyên liệu rồi cách làm bánh có vẻ rất đơn giản nhưng để cho ra những chiếc bánh thuẫn nở đúng độ, vàng đều, mền mịn nở bung ra như cánh hoa mai thì không phải dễ. Người làm bánh gần như phải ngồi canh lửa trong suốt thời gian làm bánh. Bởi chỉ cần lửa không đều thì bánh sẽ bên trắng, bên vàng; nóng quá thì bánh bị cháy đen, nhẹ thì nâu nâu, không lên được màu vàng bắt mắt.
Trứng cho vào với đường và đánh tan. Cho tiếp bột đã rây mịn vào và đánh cho đến khi hỗn hợp đó hòa quyện lại và dậy lên là được. Sau khi đánh xong, cho vào một ít vani để có hương thơm. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong thì đến khâu nướng bánh. Khi lò than đã đỏ lửa, bắc trên lò một trã rang có vung đậy. Trong lòng đã đổ cát mịn chừng một nửa, rồi đặt các khuôn bánh thuẫn được thợ thiếc gò có hình thuẫn (bầu dục), nên người ta gọi là bánh thuẫn. Tất cả khuôn đều được thoa dầu phộng bên trong. Khi nồi cát nóng làm cho các khuôn nóng, thợ làm bánh bắt đầu dùng vá rót bột vào khuôn cho vừa đủ và đều khắp, xong đậy nắp vung lại. Trên nắp bỏ nhiều than lửa, chờ 5-7 phút sau, tháo nắp vung ra, thấy bánh nở cao gấp đôi khuôn và ngả vàng là bánh đã chín, lấy cây dài xâu vào bánh lấy ra là được. Sau khi lấy bánh ra, một khâu quan trọng nhất nữa là sấy bánh.
Theo bà Liên, đây là loại bánh đặc sản quê, lò bánh của bà làm thường xuyên nhưng nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Bình quân mỗi ngày cho ra lò khoảng 700 – 800 chiếc bánh cung ứng ra thị trường. Nghề này còn giúp giải quyết công ăn việc làm, mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động nông thôn.
Bánh thuẫn ngày một bị cạnh tranh gay gắt với những loại bánh sang trọng hơn, ngon hơn nhưng mùi thơm đặc trưng, sự giản dị cùng ý nghĩa của chiếc bánh thuẫn vào dịp Tết trong tiềm thức của mỗi người con xứ Quảng sẽ còn mãi, khi nhiều người vẫn thích chiếc bánh bé nhỏ mà giản dị, ngọt ngào trong ký ức.